Những kiến thức về chấn thương khớp gối trong khi chơi cầu lông
Dưới đây là những kiến thức về chấn thương khớp gối khi chơi cầu lông mà bạn cần phải biết.
1. Cấu trúc giải phẫu vùng khớp gối
Sụn đệm có tác dụng như một vật giảm chấn lên xương.
2. Các tổn thương thường gặp ở khớp gối, nguyên nhân và dấu hiệu chuẩn đoán
Trong phạm vi môn chơi cầu lông thì có hai loại chấn thương ở khớp gối thường gặp: Chấn thương dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament – ACL injury) và chấn thương sụn đệm (Torn Miniscus). Lưu ý rằng, các mô tả dưới đây chỉ ở mức cho người “ngoại đạo” (y khoa) tìm hiểu. Trong thực tế, các bác sĩ chuyên khoa còn phải thực hiện nhiều thủ thật khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm dịch khớp, phim x-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp gối, …) mới có thể có chẩn đoán xác định.
Nói tóm tắt, nếu có một tình trạng đau dai dẳng ở khớp gối nghi do chơi cầu lông, bạn nên đến khám tại một bác sĩ chuyên về chấn thương thể thao. Tuyệt đối không nên tự “tìm tòi” và tự “điều trị”.( Các thông tin dưới đây chỉ để tham khảo chứ không phải chỉ dẫn)
a) Chấn thương dây chằng chéo trước
* Nguyên nhân: Khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Hoặc, do người chơi cố sức dậm nhảy đánh cầu quá nhiều.
* Chẩn đoán: Có thể có những dấu hiệu để nhận biết sau đây:
– Cảm thấy hay nghe thấy có tiếng chạm ở vùng khớp tại thời điểm xảy ra chấn thương.
– Khớp gối đột nhiên không cử động được sau một cú nhảy hay sau một lần chạy đột ngột chuyển hướng.
– Có cảm giác đau phía ngoài và phía sau đầu gối.
– Khớp gối có thể bị phù nề vài giờ sau chấn thương. Đây là dấu hiệu chấn thương khớp khá nặng, có thể có chảy máu bên trong khớp.
* Xử trí:
– Nên ngừng chơi ngay lập tức.
– Xử trí tức thời RICE (Rest – Ice – Compress – Elevation): Người chơi nên nghỉ ngơi. Chườm đá vào khớp chân (nhưng không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da). Dùng băng loại đàn hồi quấn quanh khớp gối hay những khí cụ mang hỗ trợ vùng khớp gối, nhưng đừng bó chặt đến mức gây đau. Dùng nạng để đi lại, tránh áp lực lên khớp gối.
– Xử trí triệt để: Tùy mức độ tổn thương bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm, có thể kết hợp châm cứu nếu là trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng, dây chằng chéo trước khớp gối bị đứt thì phẫu thuật là cần thiết để tái tạo hoạt động khớp gối. Ngoài ra sẽ có những bài tập phục hồi vận động khớp gối. Những bài tập này (khối lượng và thời gian tập) sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên về chấn thương.
b) Tổn thương sụn đệm
* Nguyên nhân: Như đã nói ở trên, sụn đệm có vai trò như vật giảm chấn của khớp gối.
* Xử trí:
– Nếu đang chơi, nên ngừng chơi ngay lập tức.
Nên nhớ, khi nằm cần kê cao khớp gối hơn tim. Bác sĩ sẽ cho thêm những thuốc giảm đau, kháng viêm hay châm cứu bổ trợ.
Thông thường người ta sẽ mổ nội soi khớp gối để xử trí tổn thương sụn đệm.
3. Phòng ngừa chấn thương khớp gối
– Mang giày đúng cỡ
– Luôn phải khởi động kỹ trước khi chơi và thả lỏng cơ thể sau khi chơi.
– Nên tập luyện thêm các môn thể thao bổ trợ khác, chứ không chỉ chơi cầu lông.
– Tránh thường xuyên thực hiện những động tác quá sức.
– Mang dụng cụ bảo vệ khớp gối.
– Nếu có thể, không nên chơi cầu lông trên sân cứng.
Bình luận