“Căng vợt là một môn nghệ thuật, Người căng vợt là một nghệ sĩ” – Nhật ký học căng vợt 17/8/2017

“Căng vợt là một môn nghệ thuật
Người căng vợt là một nghệ sĩ”

Đúng vậy! Cái gì là nghệ thuật thì cũng không thể dễ và đơn giản được, nhưng khi bạn là một người đam mê, nghiên cứu và phát triển nó, sáng tạo cùng nó thì nó sẽ thành 1 bộ môn rất thích thú.

  • Một sản phẩm dịch vụ bạn vừa tạo ra đem lại sự phù hợp với người dùng là các vđv, người chơi thì đòi hỏi bạn phải hiểu chiều sâu của nó. Bạn không thể máy móc là nhận vợt, chọn cước, đặt mức cân và thế là căng.
  • Người nghệ sĩ cần phải học cách tìm kiếm sự phát triển phù hợp hơn cho người chơi bằng cách lắng nghe nhu cầu của họ, đặt ra các câu hỏi mới để khai thác thêm chất liệu với mục đích cải thiện giúp người chơi phù hợp hơn.
  • Chất liệu ấy đơn giản chỉ là thăm thú người chơi bằng những câu hỏi kiểu như:

– Mức căng lần trước bác có thấy phù hợp không? cần tăng lên hay giảm xuống?
– Với lối chơi của bác, kiểu dây này phải chăng đã phù hợp…
– Bác có muốn thử cảm giác tốt hơn ở các loại dây cước đắt hơn?
– Bác đã gắn bó với cây này bao lâu, cây đó vẫn thuận tay bác chứ hay là đã nặng rồi?
– Nghe nói ngày mai bác có giải đấu quan trọng, mà hôm nay mới căng liệu căng ở mức căng đó có sợ bị cứng ko, hay là thử giảm nửa cân…v.v.

  • Rồi tiếp đến là quan sát sản phẩm để cải thiện và làm mới nó bằng cách lau cồn cho nó sạch, có nhiều cây vợt có thể cả năm không được tắm, vậy đây là dịp bạn tắm cho cây vợt của khách, thấy sản phẩm mới hơn thì khách cũng rất hoan hỷ…

 

Rồi căng xong, ta cải thiện bộ phận tay cầm, xem cốt của nó còn dùng được không, theo nghiên cứu với những người mồ hôi nhiều, mồ hôi muối thì trung bình 6 tháng, tuần 3 buổi là phải thay cốt vợt rồi, ấy vậy mà nhiều người ko để ý có khi từ hồi mua vợt tới giờ chưa có thay, ko thay cốt dẫn đến tình trạng tay cầm tròn vo, cứng và rất dễ bị hôi cán, hỏng cán.

Tư vấn giúp khách đó là một nghệ thuật và người căng vợt phải là đạt đến trình nghệ sĩ ở lĩnh vực ấy thì mới là người bán hàng xuất sắc được…

Nói chuyện nhiều hơn về sân, về đội nhóm, về công việc của mình, về cách thức căng 4 nút là như này này và nhiều khi đặt câu hỏi là với người như này thì nên chơi loại nào, xu hướng anh thấy mọi người hiện đang chơi dòng nào là nhiều….v.v sẽ là những thứ keo gắn chặt hơn giữa bạn và khách hàng.

Gọi là khách hàng cho dễ hiểu chứ người nào đạt được tới tầm suy nghĩ khách hàng thì cũng là người, mà người với người nên là anh em nghĩa là coi tất cả khách hàng đến cửa hàng đều là anh em, ko quá coi trọng rằng họ sẽ mua gì hôm nay. Mình sống trong môi trường làm việc mà mình cởi mở, thì những người anh em đó cũng thấy dễ chịu hơn. Tất nhiêu việc bán được hàng hay không, bán được nhiều hay ít lại là 1 câu chuyện khác, câu chuyện của người bán hàng.

Thôi bữa nay nhớ anh đẹp zai Thái Bảo này nên tỉ tê tý vậy chứ, e cũng không dám là một nghệ sĩ đâu. hehe!!!

Chúc các bác luôn đam mê với công việc của mình. Mình diễn tốt thì sẽ có nhiều người xem lắm. không chỉ căng vợt mà:

“Bán hàng cũng là một môn nghệ thuật
Người bán hàng là một nghệ sĩ” 

Nhật ký học căng vợt ngày 17/8/2016!
Xuân Sang

...