Vì sao cuối năm các Shop Thể Thao thường thừa NỢ và thiếu Tiền? – Nhật ký bán hàng thể thao

Nhật ký bán hàng, HN | 16h30 Ngày 18/1/2020
Cuối năm thấy bà con kêu ka #NỢ vs #NGHÈO nhiều.
Vậy mà “muốn đòi đc nợ và ko sợ bị nghèo” thì lại không tìm giải!
 
Lời giải: (bài viết dài…)
 
SHOP THỂ THAO
Cuối năm thường là thời gian nghỉ ngơi sau những mùa phơi xương cày giải trước đó, và cũng là để thư giãn kéo cót lại cho thương vụ đầu xuân sắp tới đầy rực rõ…
Vì thế, cuối năm cũng đừng đau đầu cho việc thu hồi công nợ, cũng đừng vội buồn bã vì không có khách hàng! Thay vào đó, hãy tổng kết lại để đưa ra 1 kế hoạch tốt vào mùa nắng mới.
Sau đây em xin chia sẻ chút kinh nghiệm về các việc cần làm cho 1 shop thể thao vào dịp cuối năm:
  • 1, Về mặt hàng hóa:
    Kiểm kê lại các mặt hàng tồn kho, phân loại sản phẩm từ cũ đến mới để biết sản phẩm nào cần bay sớm, sản phẩm dài hạn có khả năng liên hoàn thì kiểm tra số lượng để nhập về tránh để đầu năm khan hàng!

    • + Tại Showroom thì sắp xếp hàng hóa
    • + Tại Kho hàng thì sắp xếp sản phẩm đúng vị trí mới, cũ..cho dễ tìm

Thị trường ngày một phát triển và đa dạng, sau khi kiểm kho mới thấy được sự tồn đọng và thiếu hụt như thế nào thì ta mới có cách giải quyết sau khi thống kê quá số liệu

  • 2, Về mặt số liệu: 
    – Với các shop sử dụng phần mền kế toán thì việc đối chiếu giữa lượng hàng tồn hiện tại và số liệu trên máy dễ dàng hơn, sau đó điều chỉnh lại cho đúng với thực tế.
    – Với các shop chưa sử dụng phần mền kế toán thì cũng rà soát lại các hóa đơn nhập hàng trong năm qua để đối chiếu, lời khuyên nên tập sự với các phần mền kế toán như #sapo, sẽ giúp cho việc kiểm soát & báo cáo dễ dàng hơn.
Sau khi đối soát, thì ta bắt đầu rà soát lại trong 1 năm để nhìn nhận lại thành quả ít nhiều đã hoạt động như thế nào, nó tăng hay giảm…
Chỉ dựa vào thành quả đó thì ta mới có số liệu chính xác để chọn và liệt kê sản phẩm theo nhóm như sau:
  • Nhóm sản phẩm bán chạy theo trend, gọi order, để bắt sóng và p.tr thương hiệu
  • – Nhóm sản phẩm bán nhiều lãi ít, có sẵn, phục vụ, duy trì
  • – Nhóm sản phẩm tồn động và khó bán
  • -…v.v ( tùy shop )
    Trung bình 1 shop thể thao như cầu lông, bóng đá…cũng có tới hơn 100 mã sản phẩm, như chúng tôi có hơn 2000 mã vì là cấp đại lý, việc dựa vào số liệu thống kê để lên kế hoạch bán cho 1 năm tiếp theo rất quan trọng.
Ngoài việc phát triển các nhóm sản phẩm bán chạy nhưng lãi ít như quả cầu lông, dây cước, quấn cán…thì cũng cần nhìn nhận xem mình đã chạy theo đúng định hướng đã đề ra chưa?
Ví dụ: Ngày nay thị trường rất nhiều thương hiệu, giá cả khá tốt, nhưng các thương hiệu mới và cũ đều có 1 lượng thị phần khác nhau, nếu các shop chạy theo giá bán không để ý tới thương hiệu và thị phần thì việc tồn hàng ko thể tránh được, việc tồn hàng dẫn đến tồn động vốn làm việc phát triển khó khăn.
 
Các sản phẩm tồn hàng thường rơi vào nhóm Giày, quần áo, vợt…mà vốn của nhóm này thường rất cao, nên việc đưa ra số liệu sau 1 năm sẽ giúp sự định hướng của mình rõ ràng hơn.
 
Bên cạnh việc thiết lập nhóm sản phẩm định hướng thì cần phải đẩy mạnh các nhóm phụ kiện vì nó đi được rộng và sâu hơn vào thị trường, tiếp cận khách gần bạn hơn.
Dựa vào doanh thu bán hàng, ta đo lường được nhóm sản phẩm theo 80/20
  • – Loại bán nhiều 80% khách hàng nhưng đem lại 20% doanh số
  • – Loại bán ít 20% khách hàng nhưng đem lại 80% doanh số
Từ đó lọc ra được nhóm sản phẩm để biết cách đẩy hàng và quảng cáo tạo ra lợi nhuận cụ thể. Vẫn biết rằng loại bán ít mà lãi cao bao giờ cũng bị phá giá nhiều hơn, nên cần tăng từ khóa và độ phủ online để lượng tiếp cận nhiều hơn.
Vậy là câu chuyện lọc sản phẩm rất quan trọng mà cuối năm bạn không làm được thì sang năm tiếp theo bạn vẫn rơi vào tình trạng ế, tồn, chậm hàng.
Trong nhiều năm qua, chúng tôi cũng từng rơi vào tình trạng như vậy, cứ đau đầu chạy theo việc giải quyết nợ xấu, cuối năm ngồi méo mó nhìn nhau không có tiền tiêu. Chính cái tư duy bảo thủ này làm cho bao nhiêu công sức cày cuối 1 năm qua bị tiêu hao và mất động lực cho những năm tiếp theo, mà đón tết cũng chẳng vui!
Vì nhìn ra được vấn đề này, nên mình muốn chia sẻ cho mọi người để tháo gỡ ngay cái tâm bất loạn ấy đi, mang lại sinh lực mới và hi vọng mới cho năm mới ngày một phát triển theo đà tiến của cả nước đang đi lên.
  • 3, Về Khách Hàng:
Chúng ta thường nói, Khách Hàng là Thượng Đế, và ai ai bán hàng cũng đều rất quý trọng khách hàng, nhưng chúng ta đã thực sự biết cách quý trọng đó? Hay đang đưa ra các cách thức để phân loại khách hàng, gây ra sự chia rẽ trong tư tưởng của mình, từ đó tạo ra những điều phân biệt đón tiếp khác nhau?
Cuối năm ai ai cũng muốn đòi đc nợ xấu, mà ít ai đi tìm câu trả lời nợ xấu từ đâu mà ra?
Đó là từ sự dễ dãi của chính mình, tạo ra thói quen cho người mua luôn có tâm lý trần trừ trả nợ…
Thật vậy! dù có đòi được nợ thì “tình nghĩa anh em chắc có bền lâu?”
Cũng như các bạn, chúng tôi cũng rất đau sót khi vào cuối năm không có tiền, lại chẳng đòi đc cái nợ hẹn trả cuối năm, có khi còn mất khách và mất luôn tiền nếu không kiềm chế được sự nóng vội của mình.
Nhưng điều đó là bài học mà chúng tôi sẽ không mắc phải ở những năm tiếp theo, việc công nợ được giải quyết trong thời gian nhất định, không bao giờ để công nợ vượt quá số tiền quy định hay thời gian cho phép. từ đó hạn chế nợ xấu và đôi khi hạn chế khách hàng kiểu như vậy.
 
Cuối năm tất nhiên là phải thu nợ, nhưng việc thu nợ sẽ không rơi vào tình trạng o ép và quá xát tết.
Bài toán này ko dễ dàng, vì biết rằng chính mình cũng là 1 con nợ của nhiều nhà khác! Có đại lý nào mà không nợ? vậy có khách hàng quen thuộc, mua nhiều nào không nợ khi họ chưa thể thu đc tiền của cả nhóm? hay 1 điều gì khác đó…
Hãy thông cảm, chúng ta là con người, ai cũng có lòng tham, chỉ là sự tham của mỗi người khác nhau thôi.
Muốn “Tham” được nhiều mà không bị căng thẳng thì bạn cũng phải có những skill nhất định nào đó gọi là bí quyết hoặc kinh nghiệm.
Muốn Nợ Xấu ít thì bạn:
“đừng” THAM BÁN ĐƯỢC NHIỀU HÀNG CHO NGƯỜI QUEN
“đừng” CHIỀU CHUỘNG KHÁCH HÀNG KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH!
Những năm gần đây, để quản trị được điều này, chúng tôi tập chung vào phân tích xem nhu cầu của khách hàng và định hướng của nhà mình là gì? Từ đó có dãn các sản phẩm theo luồng phù hợp. Sử dụng các phần mền quản trị, giữa tháng chốt công nợ hàng tháng.
 
Còn trong dịp cuối năm hay đầu năm thường xem lại nhu cầu của khách hàng là gì?
Và từ đó xem lại cửa hàng còn thiếu gì để nhập hàng trước tết, thường ra tết nhu cầu tăng cao, nhưng các nhà phân phối chưa làm việc, mình có tiền nhưng đôi khi cũng không đc nhập sản phẩm về phục vụ ngay…như các loại quả cầu lông, bóng tennis, phụ kiện…
 
SAU ĐÓ thống kê TOP khách hàng, Tặng quà cho top khách hàng mua nhiều, khách hàng quen thuộc…
Khai xuân làm chương trình khuyến mại lộc xuân, tặng quà cho khách…
 
  • 4, Về Bán Hàng:
    Ngoài offline thì có online, bạn đầu tư cho 2 hoạt động này như thế nào? hay đang ngồi nhà và đợi khách?
Bạn có biết “Người Đồng Nghiệp”/đối thủ của mình họ đang làm những gì với khách hàng ở gần nhà bạn?
Một năm qua, bạn đã sử dụng những công cụ gì để hỗ trợ việc bán hàng?
Bạn là có phải là NGƯỜI BÁN HÀNG? hay bạn biết rằng mình là NGƯỜI HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG MUA HÀNG?
Vậy bạn dùng cách thức gì để hỗ trợ khách mua hàng, và hỗ trợ những người đang có nhu cầu tìm thấy bạn gần và nhanh nhất?
Với Trang Nguyên Sport, ko chỉ có 1 kênh online mà bạn đang vào đọc bài này, Nhận thức việc bán hàng không giới hạn không gian từ off đến on, từ địa điểm gần tới toàn quốc, ra nước ngoài…nên chúng tôi xây nhiều kênh online khác nhau để hỗ trợ việc tiếp cận được với nhiều nguồn khách hàng khác nhau, từ đó tạo ra các đơn hàng online đến một cách thụ động trước khi có kế hoạch quảng cáo hay kết nối ở các kênh offline, bán sỉ/lẻ, sân/trường…
Ngày nay việc bán hàng online đã rất dễ dàng, năm 2023 tới bạn đã sẵn sàng để phát triển thị trường này chưa, nếu còn ngại ngần và chưa biết bắt đầu từ đâu hãy liên hệ zalo 0986023886 để được hỗ trợ.
 
5, Về Quản Lý :
Với những cơ sở cửa hàng nhỏ lẻ, ít ai nghĩ là phải bàn về quản lý như nào, chỉ bán theo kinh nghiệm, nhưng nếu ta nhìn lại các mục ở trên, mỗi mục ta đều đặn làm và kiểm soát nó hàng tháng thì đó là cách quản lý đơn giản nhất.
Quản lý hay đề cập đến nhân công, lực lượng làm việc, thực hiện việc như nào…thì chí ít ta biết rằng 1 shop bán hàng phải biết đc 3 mục HÀNG HÓA – CÔNG VIỆC – TIỀN
Trong đó LƯƠNG trả cho CÔNG VIỆC để phát triển HÀNG HÓA.
Nếu hàng hóa ít, hoạt động ít, tiền ít
Nếu hàng hóa nhiều, hoạt động nhiều, tiền nhiều
Rồi xét:
  • – Doanh số tăng, lợi nhuận ít: Hàng hóa chưa chọn lọc, công việc giải quyết tốt
  • – Doanh số tăng, lợi nhuận tốt: Hàng hóa đã chọn lọc, công việc giải quyết tốt
  • – Hàng hóa chọn lọc, Doanh số không tăng:
    • + Công việc giải quyết chưa hết, tiền có vấn đề
    • + Công việc giải quyết hết, tiền không tăng
Nếu tiền không được lưu thông thì việc kinh doanh không phát triển, tiền dùng để nhập hàng và tiền cùng dùng để đẩy hàng hóa bằng cách quảng cáo, chi cho các công việc thúc đẩy sự p,triển.
Một mình bạn đôi khi không làm hết việc, suy ra không sử dụng hết tiền lương, thì lượng công việc không giảu quyết hết nên hàng hóa không đi.
Vấn đề này cần phải rõ ràng, đâu là tiền lương và đâu là tiền quảng cáo để thúc đẩy sản phẩm tới khách hàng? đặt ra câu hỏi thì bạn sẽ có cách tiếp cận với các công cụ quảng cáo hoặc những người làm quảng cáo giúp bạn!
Vậy đó, quản trị để phát triển thì bao gồm nhiều hoạt động, nhưng các hoạt động đều rõ ràng và giải quyết được thì bạn sẽ luôn duy trì và phát triển theo tháng, theo năm.
__<>__
Trong đạo người ta nói tới 2020 là nhắc tới thời kỳ THƯỢNG NGƯƠNG THÁNH ĐỨC là 1 thời kỳ phát triển rực rỡ và cũng là thời điểm thanh lọc rốt ráo.
Trong đời người ta nói tới 2020 là thập niên mới của thế kỷ 21 và với sự hỗ trợ không ngừng của khoa học kỹ thuật đang giúp cho các hoạt động của loài người tiến xa hơn.
Đây gọi là sự tiến hóa, chúng ta đang có gì trong tay?
Có công cụ để phát triển sức khỏe, trí tuệ và nhiều hơn thế. bạn không biết rằng mình đang rất rất giàu có.
Bỏ lại những nghiệp lực u áp và bước vào kỷ nguyên mới (Kỷ Nguyên Di Lạc) Bằng lòng dẫn thân tự lập, tự tiến, đừng làm những điều nghịch lý để bị chậm tiến hóa và sự phát triển của chính mình thì chúng ta chẳng thấy ai Nợ mình, mình thiếu nợ ai!
Năm hết, tết sắp đến, Mình xin chúc cho anh em và cộng đồng những người bán hàng, gia đình và bạn bè đều tự vượt lên chính mình và bắt nhập với kỷ nguyên mới, đạt được những thành quả giúp ích cho chính mình và những người xung quanh.
Cuối năm thấy bà con kêu ka #NỢ vs #NGHÈO nhiều. Nên em chia sẻ điều gì đó để sang năm mọi người không còn thấy mình như vậy, vì bạn và mình đang thật may mắn ở trong kỉ nguyên mới này!
Nhật ký bán hàng, HN | 16h30 Ngày 18/1/2020
Trong bài viết có nói tới:
NGHÈO, NỢ, KHỔ, THAM, TIỀN, SỨC KHỎE, TRÍ TUỆ, KỈ NGUYÊN DI LẠC, THANH LỌC, TIẾN HÓA, BÌNH ĐẲNG, KHÁCH HÀNG, THƯỢNG ĐẾ,
...