Vì Sao Phải Căng Dây Cầu Lông Theo Cách Kéo Đều Từ Giữa Ra 2 bên và chốt 4 nút?

Hôm nay tôi nhận được một chia sẻ từ đồng nghiệp về vấn đề này nên tôi muốn viết lại đôi điều chia sẻ với anh chị em:

Trích nguyên văn từ đồng nghiệp

Nguyễn Bảo Ngọc: “Test thử căng thử 1 bên xem khung biến dạng sao….
Vậy căng từ biên 1 bên vào thấy nhiều thợ bảo chả làm sao cả …. Chứ như em là em chịu á
Lấy ví dụ đơn giản, chúng ta kéo sợi dây ở mức 11kg từ 1 bên, số dây dọc 1 bên sẽ là 11 dây… Vậy thì 11 điểm dây dọc tác đông lên 1 bên khung vợt sẽ là : 11*11kg=121kg…. Nếu như lên khung vợt không chuẩn, nếu như khung vợt bị nứt ngầm, nếu như bạn căng quá cân… thì tỉ lệ sập cây vợt sẽ tăng…Rồi ….”

Để trả lời cho câu hỏi ở trên, chúng tôi sẽ chia sẻ lần lượt như vầy:

Nếu cách đây gần 10 năm về trước, bạn tự ý đan-căng dây cước cầu lông 4 nút có khi khách hàng nghi ngờ bạn đan-căng cước nối cho họ (tận dụng dây cước), vì ngày đó ít người học bài bản, mà tự tìm các video trên youtube hoặc người chia sẻ trực tiếp để học hỏi cũng ít, nên chưa có khái niệm đan-căng dây 4 nút (nghĩa là đan-căng dây dọc xong chốt lại, rồi đan-căng dây ngang).

Người thợ còn không có khái niệm đan-căng dây 4 nút, thì người chơi là khách hàng cũng không được giải thích, nên họ không đòi hỏi và không có nhu cầu bảo vệ cây vợt của mình.

Chúng tôi cũng vậy, sau này được giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia cho đến những người đồng nghiệp có duyên ra nước ngoài học hỏi thì biết đến hiệu quả của việc căng 4 nút.

Phải nói rõ như vầy, Việc đan-căng 4 nút không phải là cách đan-căng dây dọc từ biên vào rồi chốt hết dây dọc và tiếp tục đan-căng dây ngang từ dưới lên. Mà là đan-căng lần lượt từ giữa đều ra 2 bên cho đến hết, sau đó chốt dây dọc ta được 2 nút. Tiếp tục đan-căng dây ngang bắt đầu từ dưới lên và chốt lại thì được 2 nút nữa – Gọi là đan 4 nút. Trong quá trình đó những dây chốt đều tăng 10% (có những người tăng thêm 5% cho dây gần dây chốt để đạt hiệu quả tốt. Có người sẽ bỏ đan ngang dây thứ 8, hoặc thứ 9 tùy theo sở thích, nhưng khi căng dây ngang đầu tiên họ sẽ kéo ở dây thứ 2 ( nghĩa là đan dây 8 nhưng kéo dây 9) vì nếu kéo dây đó trực tiếp dễ bị đứt ở chốt. Với những cây vợt yêu cầu từ 9,5kg trở lên chúng tôi đều căng 4 nút, còn dưới 9,5kg chúng tôi kéo 4 nút nhưng chốt 2 (nghĩa là kết thúc dây dọc không cắt mà kéo dây ngang luôn). Và với những vị khách hàng mới chúng tôi đều hỏi họ xem có muốn căng 4 nút ko, nếu họ chưa hiểu sẽ giải thích, còn họ hiểu nhưng ko muốn căng thì chúng tôi chiều theo ý họ, nhưng có báo rằng nếu đứt dây thì nên cắt cước ngay không để nó kéo sẽ làm biến dạng vợt dễ sập khung, hoặc om ngầm bền trong thân.

Có thể khó hiểu với những người ko làm trong nghề nhưng bạn có thể tham khảo qua video ở đây

Cho đến nay, những năm 2020 trở đi thì hầu như ai học căng vợt cũng đều phải học căng dây 4 nút (nghĩa là kỹ thuật đan-căng từ giữa đều ra 2 bên, chốt kết thúc dọc, rồi mới căng ngang như diễn giải ở trên). Sau đó họ được học thêm các kỹ thuất kéo 4 chốt 2, kéo lại dây còn mới nếu bị xô dây, học nối dây đứt (giúp vợt trẻ em hoặc các cụ để tiết kiệm, vì nhu cầu ko cần căng mới).

Những người tới giao lưu ở Trang Nguyên Sport đều được chia sẻ các kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao, Tại sao phải đi từ cơ bản ví dụ như cơ bản gồm các việc lần lượt là: 

  • Học đan dây cước: Thì có việc nhận biết loại dây cước, cách tháo dây cước không bị rối, cắt đầu dây cước, cách cầm vợt, cách cầm dây và đi dây cước, rồi mới bắt đầu vào đan dây. – Đây là cách đầu tiên phải học trước khi học cách đan nâng cao là đan-căng trực tiếp trên vợt (đan tới đâu căng tới đó)
  • Học đặt vợt vào khung: Thì sau khi đan vợt xong, đưa vợt vào khung máy, điều chỉnh các ngàm giữ vợt cho ổn định và cân bằng với từng loại vợt, và chuẩn bị căng dây
  • Học làm quen với máy: Làm quen với máy căng vợt và các phụ kiện hỗ trợ căng sẽ được hướng dẫn lần lượt từ việc cầm cái dùi như thế nào, kìm cắt cước, kìm kéo cước, kìm nối cước, kìm móc cước…rồi cách dùng dùi kéo dây ra làm sao. Sau đó đến làm quen với các bộ phận của máy căng vợt như điều chỉnh mức căng dây, cách kéo dây, cách kẹp cước, cách nhả dây….
  • Bắt đầu vào căng dây: Sẽ căng dây từ giữa ra hai bên, thì kẹp dây như thế nào, kéo dây ra làm sao, rồi kéo dây xong thì chốt dây như thế nào.
  • Xử lý rối cước: Trong quá trình căng dây thì có những điểm giao nhau giữa dây dọc và dây ngang ở các góc thì xử lý như thế nào
  • Xử lý đứt dây trên khung: Trong quá trình căng dây mà bị đứt dây trên khung thì xử lý ra sao, nếu mà đan chưa hết hoặc đứt dây mà tháo vợt ra sẽ bị biến dạng khung nên cái này cần được học để xử lý tốt nếu trường hợp xảy ra. Khi biết được nguyên do đứt cước trên khung căng thì chúng ta cũng hạn chế được để tránh các cách làm sai dẫn tới tình trạng này.
  • Xử lý nút thắt bị tụt: Trường hợp thắt nút mà bị tụt thì xử lý ra sao, cắt dây đi thay lại, hay tìm cách nối dây chơi tạm như thế nào sẽ được hướng dẫn và chia sẻ trực tiếp.
  • Cuối cùng là hoàn thành cây vợt: Khi hoàn thành đan-căng xong 1 cây vợt thì cần phải kiểm tra gì, có nên cắt dây cước ngay không, hay đợt khách hàng tới rồi cắt cũng chưa muộn! 
  • Về máy căng vợt: Được tìm hiểu về cách bảo dưỡng máy sao cho tốt, cách hiệu chỉnh mức căng dây cho phù hợp, cách xử lý lỗi nếu máy điện tử bị các lỗi E01,E02,E03 hay máy cơ bị trượt con quay, kìm kẹp không ăn cước, chân trượt…

 Ngoài việc tìm hiểu về học căng vợt cầu lông, tennis…thì chúng tôi cũng sẽ chia sẻ cách nhận biết vợt tennis giả, phân biệt vợt fake trước khi căng (để tránh trường hợp khách đòi căng cao, nhưng thực tế vợt không căng đc, nếu cố căng có thể bị sập khung và phải đền khách), Cách tư vấn chọn dây cước, tư vấn chọn mua vợt cầu lông phù hợp…

Thời gian trung bình cho 1 khối lượng kiến thức và kỹ năng cơ bản thường 3-7 ngày liên tục, nhưng nếu bạn không có điều kiện về thời gian thì chúng tôi sẽ chia sẻ những điều hết sức cơ bản và thiết thực để bạn có thể học được và về nhà tự thực hành.

Thường chúng tôi yêu cầu người mới học căng phải tự căng được từ 30-50 lượt (trung bình ngày 3-4 lượt) rồi mới bắt đầu nhận vợt của người quen căng và nhờ họ kiểm tra thử, sau khi có phải hồi tốt thì bắt đầu nhận căng vợt cho khách, Và tất nhiên trong 1-2 tháng đầu hành nghề thì có sự phàn nàn của khách mình đều ghi nhận và bồi thường để xác định phục vụ dài lâu với những người khách hàng xung quanh.

  • Nếu bạn thấy những kiến thức và kỹ năng này là cần thiết với bạn, bạn muốn giao lưu và học hỏi thì chúng tôi sẵn sàng chia sẻ giúp bạn, điều kiện là bạn phải thực sự học chữ không đến tìm hiểu à ơi rồi thôi, làm mất thời gian của nhau.
  • Còn nếu bạn thấy những kiến thức và kỹ năng cơ bản này đã đạt được thì chúng ta có thể giao lưu với nhau về những kiến thức và kỹ năng nâng cao trong nghề nghiệp. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung này!
Nhật ký Căng Vợt | 11h30 ngày 25/9/2021

...