6 Cách Bảo Quản Vợt Cầu Lông Tốt Nhất

Vợt cầu lông là vật dụng không thể thiếu của các Lông thủ, Việc lựa chọn vợt và dây cước căng đã trở lên quen thuộc và đi theo năm tháng của mỗi người

Vậy còn cách bảo quản sẽ như thế nào? Xin mời cùng tham khảo 6 cách bảo quản tốt nhất được chia sẻ dưới đây:

CÁCH 1: THAY DÂY CƯỚC ĐAN VỢT VÀ KHÔNG THAM CẦU TRONG TRẬN ĐÁNH ĐÔI.
Tham cầu và ham quá phần sân trong đánh đôi là 1 trong những sát thủ mạnh nhất của vợt cầu lông. Ngoài ra vớt cầu không đúng kỹ thuật cũng có thể gây hại.

  • Ngày nay hầu hết vợt cầu lông đều đựơc làm từ chất liệu Cacbon , Cacbon lại rất giòn, vì vậy nên cố gắng đừng để vợt va chạm mạnh , đặc biệt là trong lúc đánh đôi, vợt của hai người rất dễ va chạm với nhau, có những lúc, sau khi vợt bị va vào nhau rồi, lúc đó không thể nhìn thấy được, nhưng bên trong thân vợt đã có những ảnh hưởng nhất định, có khả năng những ngày sau vợt có thể bị gãy .
  • Chú ý thường xuyên kiểm tra lưới vợt, nếu như có có vết rạn nứt thì nên thay ngay lập tức, không nên để vợt gãy rồi mới thay. Tìm một vài cửa hàng chuyên về căng lưới, không nên xem nhẹ kĩ thuật căng lưới, đối với “ tuổi thọ “ của vợt, cảm giác lúc đánh cầu, nhất định là sẽ không giống nhau.

CÁCH 2. CÁCH CĂNG  DÂY CƯỚC 2 NÚT, 4 NÚT, MỨC CĂNG

  • Ở Việt Nam, đa số các cửa hàng thể thao có thói quen căng dây 2 nút và thường xuyên sử dụng móc để kéo. Điều ấy gây ảnh hưởng và gia tăng sự biến dạng của sợi dây trước khi thi đấu. Nếu bạn muốn căng 2 nút thì nên yêu cầu cửa hàng kéo theo cách 4 nút và chốt 2.
  • Ngày nay, nhờ công nghệ, sự kết nối và giao lưu, cũng đã có nhiều cửa hàng cập nhập cách căng tiến bộ là chốt 4 nút. Đó là cách kéo sợi dọc từ giữa ra xong và chốt lại, sau đó mới tiến hành kéo sợi ngang. Điều ấy cũng phụ thuộc vào cấu tạo của vợt cầu lông ( nhưng các bạn đừng lo lắng vì vcl những năm gần đây đã có thiết kế đa số là 4 nút theo tiêu chuẩn Q.T)
  • Trên mỗi cây vợt cầu lông đều có các chỉ số quy định mực độ căng dây. Bạn không nên căng dây quá các mức quy định đó vì làm như vậy rất dễ bị sập khung vợt và gây hỏng vợt. Để đảm bảo vợt của bạn hoạt động tốt và tuổi thọ vợt được kéo dài bạn nên căng dây vợt trong khoảng cho phép. Và tốt nhất, khi đi căng dây vợt bạn nên lắng nghe các tư vấn của các thợ căng vợt và tìm địa điểm căng dây uy tín nhất.
  • Khi căng vợt nên nhớ bảo các cửa hàng chú ý kiểm tra gen vợt để thay, Gen bị rách, hỏng sẽ làm cước tiếp xúc với khung vợt và dễ gây ra tình trạng đứt cước sớm.

Chọn cách căng nào cũng tốt, nhưng tốt hơn hết là bạn tìm địa chỉ căng uy tín, gần gũi và thuận lợi cho bạn nhất.
CÁCH 3. TƯ THẾ CHƠI CẦU LÔNG VÀ BẢO QUẢN NƠI DỄ THẤY
Tư thế chơi cầu lông cũng giúp bạn bảo quản được cây vợt bền, Các cụ có câu: “Của Bền Tại Người “. 

  • Nên điều chỉnh tư thế đánh cầu lông của mình phù hợp, cố gắng làm cho cầu trúng điểm ngọt trong mặt vợt nhiều hơn, nếu như cầu đánh vào cán vợt , cộng với lực xoáy mạnh thì vợt sẽ rất dễ gãy và hay gọi là TOẠCH CẦU
  • Bạn hãy giữ cây vợt của mình ở những nơi có thể dễ nhìn thấy nhất để quan sát nó tốt nhất. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn lúc nào cũng phải ngồi và nhìn chằm chằm vào vợt của mình cả ngày. Nhưng để vợt ở những nới có thể quan sát được để bạn lcó thể biết được vợt của bạn ở đâu để bạn tránh được những nguy cơ gây hỏng vợt không nhìn thấy được như ẩm ướt, chuột, gián sẽ làm hư hỏng vợt của bạn. Hãy để cây vợt của bạn đứng dọc lên hoặc tốt nhất là hãy treo nó lên bằng một cái móc.

CÁCH 4. BẢO VỆ CÁN VỢT.

  • Nhiều người chơi thường không để ý đến cán vợt, Cán vợt làm bằng gỗ ép tổng hợp kết hợp với keo tùy thuộc vào công nghệ của từng thương hiệu. Bảo vệ cán vợt bằng cách chú ý thay cuốn cán và cuốn cốt.
  • Cuốn cốt là bộ phận bên trong cuốn cán giúp tạo độ êm, cốt sẽ bị hỏng trung bình 6 tháng – 1 năm tùy thuộc vào mồi hôi tay của từng người. Người có mồ hôi muối nhiều thì cốt càng nhanh cứng, khi cốt cứng các bạn nên tay, giá từ 25k/c
  • Cuốn cán là sản phẩm thường xuyên được thay đổi, giá từ 10k – 30k. Tạo độ bám cho tay với cán và có thể lựa chọn nhiều màu sắc khác nhau.

Khi chơi xong, các bạn không nên để cán vợt kín trong bao, điều ấy sẽ tạo mùi hôi và ảnh hưởng đến cốt. Cần để ” thoáng “ là tốt nhất. Lựa chọn cán an toàn với da tay và thường xuyên thay sẽ tạo ra trạng thái tốt khi chơi cầu.

CÁCH 5. THỜI TIẾT VÀ MÔI TRƯỜNG.

Vợt cầu lông không được để ở những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, nên tránh lạnh quá hoặc nóng quá. Nếu nóng quá thì dễ cong vênh, còn nếu lạnh quá thì do dễ giòn mà gãy..

CÁCH 6. COI VỢT LÀ BẢO KIẾM CỦA RIÊNG MÌNH.

  • Người xưa rất quý trọng các vật luôn song hành với mình như tiêu, sáo, kiếm, đao, quạt, súng… Ngày nay các Lông Thủ cũng thế. Trân trọng và bảo quản tốt thì ” BẢO KIẾM ” đó sẽ có tính linh mà hiểu được ý mình. Coi vợt như 1 người bạn, bảo kiếm của riêng mình và cũng hạn chế để người khác mượn ( để không bị mang tiếng là hóm bọ thì nên thủ 1 cây vợt sơ sơ để phòng ai đó hỏi mượn 😀 ) 
  • Cuối cùng muốn nhắc nhở mọi người rằng trong mọi thời điểm bạn cũng nên coi chiếc vợt của bạn như một vũ khí lợi hại của chính bạn, không thể tách rời như một người bạn thân, như vậy bạn mới có thể đánh được một trận cầu hay, mới có thể chân trọng , nâng niu chiếc vợt của mình. Đây mới chính là cách bảo quản chiếc vợt của bạn tốt nhất. 

Nguồn: Sưu tầm và biên soạn lại

...