“LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG DÍNH CHẤN THƯƠNG THỂ THAO” – Chia sẻ từ Bác Sĩ Chuyên Khoa

Vận động thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đối với không ít người, lợi ích này phải trả bằng cái giá khá đắt: bị chấn thương thể thao.

Theo Bác Sĩ  Nguyễn Trọng Anh (Khoa Y học Thể thao, BV.Nhân dân 115 TP.HCM)

Trong thời buổi hiện nay, chúng ta ngồi trong phòng, làm việc quá nhiều bên máy vi tính nên tập luyện thể thao ngoài trời trở thành những hoạt động nâng cao sức khỏe và giải trí ưa thích của nhiều người.

Vận động thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đối với không ít người, lợi ích này phải trả bằng cái giá khá đắt: bị chấn thương thể thao.

Bác sĩ Anh và ca sĩ Phan Đình Tùng

“Chấn thương thể thao” đề cập đến những chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.

Những chấn thương thương này có thể xảy ra do tai nạn xui rủi nhưng đa phần đều đến từ trang thiết bị thể thao không đạt yêu cầu, tập luyện kỹ thuật và thể lực không đủ, khởi động không đúng kỹ thuật, thiếu làm nóng và kéo căng(stretching) trước khi chơi thể thao.

Chấn thương thể thao có thể xảy đến cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nhưng có những chấn thương thể thao thường gặp sau đây và chúng ta phải nắm vững tên gọi của chúng để có cách xử trí đúng.

– Bong gân(sprain): hiện tượng dây chằng, bao khớp bao quanh khớp bị giãn, rách.

Bong_gan

– ​ Đau căng cơ: hiện tương gân hoặc cơ bị vặn xoắn, kéo giãn hay bị rách.

Dau_cang_co

– ​Trật khớp: khi 2 đầu xương của một khớp bị trật rời nhau.

Trat_Khop

– ​Gãy xương: có thể gãy xương rõ rệt, tức thời do lực tác động mạnh; hoặc có thể gãy xương do mệt lâu ngày, khó nhận ra do lực tác động nhỏ, lập đi lập lại, hay gặp ở bàn chân và chi dưới.

chan-thuong-khop-vai

– ​Đứt dây chằng: dây chằng nối 2 đầu xương của khớp bị đứt, làm khớp lỏng lẻo hoặc trật ra.

chan-thuong-khop-vai-2

 

– ​Đứt gân: gân là thành phần của bắp cơ nối vào xương vùng gần khớp bị đứt. Thường gặp nhất là đứt gân gót, sợi gân nối cơ bắp chân vào xương gót ở vùng cổ chân.

Nhuong_ban_chan

Khi tuổi tác chúng ta ngày càng lớn, thì chúng ta càng có nhiều nguy cơ bị những chấn thương kể trên. Nguyên nhân lớn nhất gây chấn thương thể thao ở người trưởng thành là sự nhanh nhẹn, sức bật và độ dẻo dai ngày càng giảm, không như hồi trẻ.

Mình thấy mình còn trẻ, khỏe mà gân, cơ, xương khớp của mình thì không còn trẻ như mình tưởng nữa. Ngoài ra, một yếu tố nguy cơ lớn nữa là thay đổi quá nhanh lối sống từ thụ động, ít thể dục thể thao sang lối sống tích cực, vận động thể lực nặng.

Vận động thể lực, tập luyện thể dục thể thao là nhu cầu thiết yếu để nâng cao sức khỏe, đem lại niềm vui cho cuộc sống. Nhưng làm sao để “chơi vui, sống khỏe” đây?
Sau đây là một số lời khuyên bổ ích của bác sĩ giúp phòng tránh chấn thương thể thao, mà chúng ta có thể coi như cẩm nang khi chơi thể thao:

1. Chấp nhận giới hạn của cơ thể: chúng ta có thể không còn phong độ như hồi tuổi đôi mươi nữa. Hãy điều chỉnh kỹ thuật và chiến thuật chơi thể thao phù hợp với sức mình.

2. Đừng dồn sức làm “chiến binh ngày cuối tuần”: Thay vì tập trung sức lực và thời gian chơi hết mình ngày cuối tuần rãnh rỗi sẽ gây mệt hoặc quá tải, nên rải đều tập luyện các ngày trong tuần.

3. Chơi “đúng kiểu, vừa sức”: Ở mỗi độ tuổi, sức khỏe ta thay đổi, ta nên chọn môn thể thao phù hợp, kiểu chơi vừa sức với mình, tránh quá tải hay gãy xương do mệt.

4.  Trang bị bảo hộ, bảo vệ đầy đủ: Chọn giày, dụng cụ thể thao thích hợp cho từng môn chơi. Luôn mang băng cổ tay, gối, cổ chân, băng giảm chấn…bảo vệ cơ thể.

5.  Cho cơ thể có thời gian để thích ứng:  Đừng vội vã tập luyện, thi đấu cường độ cao, mà hãy từ từ và đều đặn tăng dần ngưỡng vận động cơ thể.

6.  Tập luyện thể lực bằng nhiều hình thức vận động hỗ trợ khác nhau: Vì mỗi hình thức vận động sẽ tập luyện cho các bộ phận khác nhau của cơ thể và đem lại những lợi ích sức khỏe khác nhau. Ví dụ như, chạy bộ giúp bạn nâng cao sức bền, tập thể hình giúp năng sức mạnh, bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn tim mạch… Do đó, khi các bạn chơi thể thao toàn thân, bạn sẽ tránh bị nguy cơ chấn thương và thể lực sung mãn hơn.

7. Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình:  Khi tập luyện thể thao, bạn thấy mệt, phong độ thay đổi, hay một chỗ nào đó trên cơ thể bị đau, bạn phải cảm nhận ngay và giúp cơ thể mình nghỉ ngơi, thay đổi hoặc phải sữa chữa những trục trặc này trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.

8.  Gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có vấn đề: Khi bạn gặp chấn thương hay trục trặc sức khỏe trong quá trình tập luyện thể thao, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa y học thể thao để được tư vấn và chữa trị sớm, đúng cách. Và may mắn là, bằng những phương tiện y học hiện đại, hầu hết các chấn thương thể thao đều được điều trị hiệu quả và mau hồi phục, giúp người chơi thể thao sớm trở lại môn thể thao yêu thích của mình.

Theo Bác Sĩ  Nguyễn Trọng Anh (Khoa Y học Thể thao, BV.Nhân dân 115 TP.HCM)

Nguồn: http://www.healthy-easy.com

...