Các bước phát triển sản phẩm mới trong chiến lược sản phẩm

Phát triển sản phẩm mới (PTSPM) là quá trình đưa một sản phẩm mới vào thị trường. Sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng, để bắt kịp với kỹ thuật và công nghệ mới, quan trọng hơn nữa là để phát triển không ngừng vị thế của các doanh nghiệp để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới là một thử thách đối với từng doanh nghiệp bởi nguy cơ rủi ro khá cao và có thể gặp thất bại bất cứ khi nào. Do vậy, để khắc phục những nguy cơ đó, việc xây dựng các bước để phát triển sản phẩm mới trong chiến lược sản phẩm là điều rất quan trọng và cần thiết…

Bước 1: Hình thành ý tưởng sản phẩm mới

 Đây là bước đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm mới. Để tránh sai lầm, các ý tưởng sản phẩm mới phải theo định hướng chiến lược của công ty, phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà công ty theo đuổi. Mục tiêu của giai đoạn này là tập hợp càng nhiều càng tốt các ý tưởng sản phẩm mới theo định hướng chiến lược của công ty.
Về cách tiến hành:

  • – Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm
  • – Nguồn ý tưởng: từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà khoa học, nhân viên, ban lãnh đạo,…
  • – Cần lưu ý: nhu cầu và ước muốn của khách hàng là cơ sở cho phát triển ý tưởng về sản phẩm.

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng

Cách tiến hành:

  • – Sàng lọc ý tưởng để chọn lọc các ý tưởng tiềm năng và loại các ý tưởng không khả thi
  • -Các ý tưởng được sàng lọc thông qua hội đồng sàng lọc
  • -Thẩm định các ý tưởng khả thi cần phải đánh giá kỹ lưỡng về dạng ý tưởng mới, mức độ mới, phải luôn đi liền với dự đoán cụ thể về thị trường mục tiêu, cạnh tranh, thị phần, giá cả, chi phí phát triển và sản xuất, suât hoàn vốn, để tránh sai lầm bỏ đi ý tưởng hay hoặc lựa chọn những ý tưởng nghèo nàn.

Bước 3: Thẩm định dự án sản phẩm mới

Dự án sản phẩm mới là một phương án đã nghiên cứu kỹ của các ý tưởng, được thể hiện bằng các khái niệm có ý nghĩa đối với người tiêu dùng, vì khách hàng không mua ý tưởng, mà mua sản phẩm cụ thể. Các dự án được trình bày cho một nhóm khách hàng chọn lọc để thẩm định.

Bước 4: Phát triển chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Sau khi thẩm định, chiến lược Marketing sẽ được soạn thảo cho sản phẩm mới được chấp thuận. Qua chiến lược Marketing của từng sản phẩm mà Ban lãnh đạo lựa chọn sản phẩm có lợi thế nhất.
Cách tiến hành:

  • – Hoạch định sơ bộ một chiến lược
  • – Hoạch định chương trình marketing để tung thương hiệu sản phẩm mới ra thị trường.
  • – Nội dung chương trình Mar: thị trường mục tiêu, quy mô, hành vi tiêu dùng của nó, vị trí dự định của sản phẩm, thương hiệu, giá cả, phân phối, quảng bá thương hiệu, dự đoán doanh thu, thị phần, lợi nhuận, ngân sách marketing.
  • – Đặt tên cho thương hiệu.
  • – Đăng ký tên thương hiệu (nhãn hiệu hàng hoá – trademark) trước pháp luật để được pháp luật bảo vệ.

Bước 5: Thiết kế sản phẩm mới

Giai đoạn này sẽ chuyển dự án sản phẩm mới được chấp thuận qua giai đoạn 4. Sản phẩm mới được thiết kế, chế tạo. Sau đó được đem ra thử nghiệm vận hành có sự tham gia của khách hàng.
Cách tiến hành:

  • – Công ty tiến hành phát triển sản xuất sản phẩm và xây dựng thương hiệu cụ thể.
  • – Nhà marketing kết hợp chặt chẽ với kỹ sư thiết kế và chế tạo.
  • – Doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng một thương hiệu cụ thể để thoả mãn nhu cầu chức năng và tâm lý cho khách hàng mục tiêu

Bước 6: Thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường

Trong giai đoạn này, sản phẩm được thử nghiệm trong điều kiện gần với thị trường trên quy mô nhỏ đề rút kinh nghiệm, điều chỉnh trước khi thương mại hoá để tránh các sai lầm trên quy mô lớn.
Cách tiến hành:

  • – Mục đích: Xem xét các phản ứng và tiềm năng của thị trường: mức độ chấp nhận, mua hàng, sử dụng của người tiêu dùng, các kênh phân phối.
  • – Có nhiều cách testing: Nghiên cứu dao động của doanh thu ( sumulated test marketing), thử có kiểm soát marketing (controlled test marketing).
  • – Chi phí rất tốn kém.

Bước 7: Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường (thương mại hoá sản phẩm)

Sau khi trải qua thử nghiệm, sản phẩm mới được chấp thuận, được điều chỉnh và tung ra thị trường. Trong giai đoạn này công ty phải quyết định các vấn đề tung ra thị trường ở đâu, nhằm vào ai, và như thế nào (tức là phải tuân theo kế hoạch Marketing đã soạn thảo)
Cách thực hiện:

  • -Công ty cần quyết định về vị trí địa lý và thời gian tung thương hiệu.
  • -Về vị trí địa lý: tuỳ theo nguồn lực và tài chính cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường, công ty có thể tập trung vào một địa phương, một vùng hay nhiều vùng, cả nước hay thị trường nước ngoài.
  • -Về thời gian có 3 chọn lựa:
    • (1) Tung sản phẩm ra thị trường đầu tiên để là người tiên phong. Đây là một lợi thế cạnh tranh tốt. Nhưng cũng có thể gánh chịu thất bại vì chưa có kinh nghiệm về khách hàng của sản phẩm mới, cũng như chi phí định hướng tiêu dùng của khách hàng (cost of educating the market).
    • (2) Tung song song với đối thủ cạnh tranh: Chia sẻ lợi thế tiên phong với đối thủ cạnh tranh. Ưu điểm là: nếu 2 công ty cùng quảng bá sẽ chú ý cho thị trường nhiều hơn.
    • (3) Tung sau đối thủ cạnh tranh: có thể tránh được những khuyết điểm của những doanh nghiệp đi trước mắc phải cũng như dễ dàng hơn trong dự đoán dung lượng thị trường.

Tác giả bài viết: Lý Nguyễn

Nguồn tin: Tham khảo cnsroad.com

...