Cách xử lý RỐI CƯỚC – XOẮN CƯỚC trong quá trình đan vợt cầu lông

Làm thế nào để sửa chữa và ngăn chặn dây cước bị xoắn trong khi căng vợt cầu lông? Là câu hỏi mà nhiều người mới căng vợt hay vướng phải.

   Việc căng vợt cầu lông thường diễn ra ở các cửa hàng thể thao, những cửa hàng lâu năm thì việc bị xoắn đã tự khắc phục được nhờ việc rút ra bài học, hoặc được người đi trước chỉ dẫn mà tránh được các tình trạng ấy. Còn những shop mới mở ra chưa có điều kiện đến giao lưu và học hỏi thì ở nhà tự đan và căng, học theo video có thể bị những trường hợp xoắn này mà chưa biết cách gỡ rối.

   Một khi sợi cước đã bị xoắn nếu cố kéo cũng có thể qua được, nhưng đoạn cước bị xoắn khi chơi cầu sẽ dẫn đến tình trạng nhanh đứt dây và bị hỏng cả bộ dây về sau. Vậy làm cách nào để tự khắc phục? Trước khi đi đến việc xem video để tìm cách khắc phục thì ta đi tìm nguyên nhân để giải thích tình trạng bị xoắn.

  Sợi cước bị xoắn thường ở các điểm 2h -11h phía trên đầu, 5h-7h phía cuối như hình ảnh dưới đây:

Lý do xoắn có 2 trường hợp:

  • Do đan vợt vợt bị chồng chéo lên nhau, sợi ngang đè vào sợi dọc
  • Khi căng vợt, đến góc 7h30, 4h30, 10h30, 1h30 không dãn ra để kiểm tra xem có bị chồng chéo lên không

>> Vì bỏ qua 2 trường hợp trên mà dẫn đến việc bị chồng chéo và sinh ra xoắn. 

Sinh ra trạng thái xoắn còn bởi vì ta kéo căng dây dọc, sợi dây dọc đè lên sợi dây ngang ở trong gen đôi những vị trí đã kể trên, đến khi lượt ta kéo sợi dây ngang thì bị xoắn tít, hoặc cố kéo thì bị đứt dây.

Ảnh: Nếu đan trước thì chỗ giao nhau để dư ra 1 đoạn như vậy, rồi khi kéo xong dây dọc thì kiểm tra dây ngang có bị đè không là đc

Cách xử lý :

  • Kiểm tra lại các mỗi dây dọc và dây ngang xem có bị đan chồng chéo lên nhau không.
    • Nếu bị chồng chéo thì ta tháo ra đan lại
    • Nếu không bị chồng chéo mà chỉ là tạm chéo đè lên nhau thì ta gỡ ra 1 đoạn vừa ngắn để có thể kiểm soát được.
  • Trường hợp đã đặt lên bàn căng rồi, đã căng dây rồi, thì ta sẽ chú ý ở đoạn các góc như đã kể trên, kiểm tra xem khi kéo xong sợi dọc thì sợi ngang tại đó có di chuyển qua lại bình thường được không, nếu bình thường thì sẽ không sao, còn nếu sợi ngang bị chặt thì đồng nghĩa là sợi dọc đã căng đè lên.
    • xử lý trường hợp này bằng cách dùng kẹp cước dưới kẹp ngược lại 2 dây và ta gỡ đoạn dọc ra kéo căng lại, đồng thời điều chỉnh sợi ngang đặt ngược lại thì sẽ hết bị đè lên.
    • Các bạn có thể xem video cho dễ hiểu, hoặc qua trực tiếp các shop lâu năm sẽ được chia sẻ. Rất đơn giản không có gì phức tạp.

Cùng theo dõi đoạn video dưới đây:

Các trường hợp đều có thể diễn ra ở việc căng 4 nút, 2 nút do người căng đan vợt trước. Nếu chúng ta thực hiện cách căng 4 nút mà không đan trước theo kiểu đan đến đâu – căng đến đó thì sẽ không bị các trường hợp xoắn cước này gây ra.

 Việc chia sẻ bằng ngôn ngữ khó diễn giải hết được hành động kỹ thuật, vì thế Trang Nguyên Sport tạm chia sẻ những điều dễ hiểu như vậy. Kỹ thuật căng vợt nên được học trực tiếp sẽ tốt hơn học gián tiếp qua internet vì còn nhiều yếu tố kỹ thuật không thể hiện được bằng ngôn ngữ và video. Bởi đó là các tổ hợp liên tiếp của kỹ thuật tay, mắt quan sát và lời nói đưa đến cử chỉ cuối cùng dễ hiểu khi tiếp xúc trực tiếp.

Có thể theo dõi video căng 4 nút từ giữa ra hai bên, đan và căng sợi dọc xong mới tiếp tục sợi ngang như video dưới đây:

Thêm 1 video bằng máy căng vợt điện tử khác, cũng theo cách 4 nút từ giữa ra:

Một video rất tỷ mỷ khác được hướng dẫn, các bạn xem có thể dễ hiểu hơn:

   Với các bạn có điều kiện đi lại được, tốt nhất là đi tham khảo trực tiếp kinh nghiệm từ các shop đi trước trong hoặc ngoài địa bàn kinh doanh. Việc chia sẻ bí quyết bây giờ không còn là bí mật như ngày xưa, vì thế mọi người luôn hoan hỷ và giúp đỡ nhau cùng tiến tới mục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Chúc mọi người luôn đạt được kết quả cao trong công việc của mình!!!

[kkstarratings]

Bài viết khác:
...