Kể chuyện: Cuộc Nói Chuyện Của V và Jp về vấn đề Căng Vợt, bán hàng thể thao

Kể chuyện: Cuộc Nói Chuyện Của V và Jp về vấn đề
Căng Vợt, bán hàng thể thao

Cập nhật lại lúc 22h – 26/4/2018
Người Nhật họ rất khâm phục và sợ người Việt ở chỗ
Người Việt quá thông minh và sáng tạo trong các Quy Trình Sản Xuất
 Quy trình căng 1 cây vợt có thể diễn ra tầm 25-30p với nhiều công đoạn.
Nhưng người Việt có thể sáng tạo ra cách căng nhanh và tiết kiệm các công đoạn 😀 
 Thường mình hay sưu tầm các video căng vợt, đan vợt ở nước ngoài và chia sẻ lại trên kênh Youtube ( https://youtube.com/SiêuThịThểThaoDuLịch ).
Trong số đó có 1 video của bác người Nhật được 2 anh bạn vào bình luận và trao đổi rất gay gắt, bên nào cũng đúng nhưng cuối cùng đi đến là học được ở nhau rất nhiều thứ
Và sau đây cuộc nói chuyện, mình tạm sử dụng google dịch để dịch lại, chắc sẽ có nhiều sai sót, nhưng vẫn hiểu được…
  • V: A này căng vợt gì mà chậm vậy, tới tận 40p/ cây vợt à
  • Ad: À đây là video của một anh người Nhật ghi lại chia sẻ, Ad tải về để chia sẻ lại với cộng đồng người Việt.
Khoảng 1 năm sau:
  • V: Mình thường thấy ở VN căng đan sẵn và chốt 2, vậy chốt 4 để làm gì?
  • Ad: Người VN thích sáng tạo và cải tiến để phù hợp với môi trường của họ dựa trên quy trình tốt nhất mà họ biết
  • Jp: Người VN rất sáng tạo, thường cắt bớt các quy trình, ở trong căng vợt thì cắt bớt quy trình sẽ dẫn đến việc tạo ra sản phẩm không đạt yêu cầu
  • V: Mình thấy đánh vẫn ổn và cũng nhiều khi không để ý, Jp nói cắt bớt quy trình và không đạt yêu cầu nghĩa là sao?
  • Jp: Theo đúng quy trình căng vợt mà bạn đang xem thì bạn thấy những khâu như thế nào?
  • V: Để mình xem lại rồi trao đổi tiếp
  • V: Mình thấy trong Video người căng vợt họ đan trực tiếp, đan từ giữa ra hai bên, không chốt ngay, rồi lần lượt đan tiếp từ khoảng gần trên cùng xuống, xong họ chốt bằng tay.. kiểu này thì mình ko hiểu lắm, vì chưa từng thấy shop mình hay căng họ làm vậy.
  • Jp: Đây chỉ là cách căng phù hợp với cây vợt này, mỗi cây vợt có số lỗ khác nhau, căng 4 nút, 2 nút thì lại có cách đan và căng khác nhau.
    Vậy ở chỗ bạn thường căng như thế nào?
  • V: Thường là đan sẵn, rồi căng từ bên trái qua bên phải, căng từ dưới lên…Mình không nhớ lắm, chắc nhờ Ad chia sẻ thêm
  • Ad: Ở VN thường căng đan 2 nút, người ta cứ truyền nhau khi mua máy và tự mò mẫm cách nào dễ nhất ở trên youtube, vội vàng học, rồi cho kịp thời gian khai trương để phụ vụ khách chứ ít ai tìm hiểu sâu…và họ gọi là cách Căng Truyền Thống
    Gọi là truyền thống nhưng có ai truyền dậy gì đâu, tự nghiền ngẫm rồi chia sẻ vậy thôi.
  • Jp: Ở Jp thì khác, đây được coi là một nghề, và được học rất cẩn thận trước khi đi đến phục vụ kinh doanh..
  • Ad: Nếu người VN áp dụng được theo cách đó thì quá tốt, căng vợt kiểu gì cũng có thương hiệu và được nhiều người ủng hộ… nhưng với tính cần cù – sáng tạo thì làm cho họ bị mất đi một số quy trình mà họ không biết đó là rất quan trọng
  • Jp: Tại sao Người VN biết là tốt mà không học và áp dụng đúng quy trình
  • Ad: Bữa nào có dịp qua VN chơi, mời Jp qua shop mình làm việc 1 tuần hoặc có thể đến giao lưu các shop căng vợt nổi tiếng khác ở HN, TP HCM, TP Vinh bạn sẽ hiểu hơn, kể qua đây sợ dài quá làm mất thời gian của bạn, vì mình biết người Nhật rất biết quý trọng thời gian
  • Jp: Uhm, thời gian thì ở đâu cũng quý trọng, nếu Ad cảm thấy không phiền thì có thể chia sẻ thêm văn hóa bên đó ko, Cảm ơn bạn đã có 1 lời mời qua VN chơi, nhưng thời gian dài như vậy thì điều kiện không cho phép..
  • Ad: Mình rất mong muốn được giao lưu, được học hỏi từ các bạn đồng nghiệp ở các nơi, đặc biệt là tính cẩn trọng của người Nhật, mình có xem qua nhiều video chia sẻ của các đồng nghiệp cũng như chuyên gia bên đó, rất cẩn thận và đúng quy trình.
  • Jp: Phần lớn là do môi trường sống tạo ra, sự cẩn thận đã được đào tạo từ nhỏ, khi học cũng được hướng dẫn chi tiết, các đồng nghiệp khác họ cũng rất cẩn thận, khách hàng cũng đánh giá cao điều này, vậy thì tạo sao lại không làm đúng như những gì được học, mà không những thế cần phải làm tốt hơn và chia sẻ những gì mình biết cho ai muốn học hỏi…
  • Ad: Thật tuyệt vời, Ở Vn thì nhiều khi coi đó là bí quyết, vì sợ bị cạnh tranh và mất khách
  • Jp: Người Nhật rất tôn trọng đồng nghiệp, họ không bao giờ phá giá 1 dịch vụ, 1 sản phẩm để kéo khách vì điều đó không tốt, và khách hàng họ cũng không thích điều này.
  • Ad: Ngược lại, Ở VN thì lại chọn cách Giảm giá, Khuyến mại thay vì tăng chất lượng dịch vụ
    Giảm giá không chỉ diễn ra trong các ngày đại sự như Khai Trương, Kỉ niệm đầy năm, Các dịp Lễ, khuyến mại tặng kèm, ra mắt 1 sản phẩm mới… mà ngay cả trong những ngày thường ở các địa bàn gần nhau.

    Các shop mới mở thì họ có tư duy giảm giá để có khách hàng ngay, thấy vậy nên các shop lâu năm tại khu vực đó họ cũng giảm giá sâu hơn, mục đích họ giảm để ép cho đối phương không ngóc được lên vì họ hiểu là trong lĩnh vực này khách hàng cứ chung thủy với họ từ cái quấn cán vợt, căng cước, quả cầu thì họ sẽ bán được cây vợt, bộ quần áo, đôi giày, cái túi…
  • Jp: Ở đâu cũng có những sự cạnh tranh khốc liệt, Người Nhật cũng vậy, nhưng sự cạnh tranh ở đây được ổn định về giá vì có luật chống bán phá giá bảo vệ, người kinh doanh phải biết cách sắp xếp cửa hàng hợp lý, truyền thông khéo léo và tăng chất lượng dịch vụ của chính mình
  • Ad: Điều ấy làm cho những sản phẩm Made in Japan không chỉ ở VN ưa thích mà trên toàn thế giới đều ưa chuộng.
  • Jp: Sản phẩm Made in Vietnam cũng rất tốt và nhiều nước dùng đó chứ
  • Ad: Đa số các sản phẩm Made in Vietnam theo đúng nghĩa ( nghĩa là đúng quy trình ) được kiểm tra rất khắt khe trước khi xuất ra thì ai cũng biết là tốt nhưng hầu như nó đều mang thương hiệu của nước ngoài đặt hàng tại VN nhiều hơn
  • Jp: Có lẽ chúng ta lại đi xa quá vấn đề rồi, mình đang trao đổi về văn hóa căng vợt mà. Mình quay lại chủ đề này nhé?
  • Ad: Ồ, chắc mình đang bị ngấm cái cảm giác này mấy hôm nay quá nên lại lệch chuyện ( mấy hôm nay ý nói về việc sống trong mấy ngày đại lễ, các sản phẩm lại được KM một cách ” sâu sắc ” thái quá 🙂 )
  • Jp: Mỗi nước đều có 1 môi trường khác nhau, quan trọng là chúng ta thích nghi thế nào và đạt hiệu quả cao trong môi trường đó
  • Ad: Đúng vậy, ở VN về văn hóa nhận vợt rất thân thiện, gần gũi và trìu mến, nhưng bán cho người quen thì lại có 2 dạng
    Quen theo kiểu không anh em thì thường thông cảm được với nhau

    Quen theo kiểu anh em thì dễ dẫn đến xung đột trong tâm lý nhưng vẻ ngoài rất bình thường
  • Jp: Bạn nói rõ hơn xem nào, mình không hiểu lắm
  • Ad: Nó giống như việc, Một người lạ mà chất nhận tính cách, hiểu được trình độ của mình thì họ rất thân thiết, quý mến và thông cảm,
    Còn người quen, gần gũi, anh em thì nhiều khi họ nghĩ mình phục vụ không hết mình, bán cho họ dù rẻ vẫn bị nghĩ là coi là đắt… nên khó nhận được thông cảm dù vẻ bề ngoài bình thường
  • Jp: À, vấn đề bán cho người nhà, người quen thì ở đâu cũng vậy, không cứ ở VN
  • Ad: Ở VN một phần phải căng vợt nhanh là do môi trường.
    Có nhiều nhà chưa học hết về quy trình căng vợt, hay mỗi cây vợt khác nhau thì căng khác nhau…đó là do không có môi trường đào tạo từ đầu, họ phải tự học, và đôi khi người chia sẻ cũng không có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ hết.

    Người theo học thì cũng không đủ kiên nhẫn, thời gian để học đủ bài bản từ trình độ sơ cấp đến cao cấp nên các bài học không bao giờ được học hết
         Từ đó dẫn đến căng vợt không đúng quy trình là vậy!
  • Jp: Ở VN có vẻ vội vàng và họ vội vàng ngay cả với việc công việc lâu dài, tương lai của chính mình
  • Ad: Cũng 1 phần là như vậy, Vì đôi khi cái ngành này ở VN, họ chỉ là kiếm thêm, làm thêm chứ không xác định làm chính như các bạn
    Người bán hàng ở VN trong ngạch này thường là họ ko nghĩ đây là công việc trong tương lai của mình, nên khi bước vào nghề thì họ cũng chỉ có dự định trước đó 1 năm hoặc vài tháng.
    Họ thường làm thêm vì họ đã có công việc chính ổn định, muốn làm thêm 1 công việc ở nhà thì chọn ngành này…nhưng cũng chính vì thế mà làm cho họ ko xác định rõ tư tưởng ngay từ đầu là phải học bài bản, chọn vẹn để trở thành 1 người căng chuyên nghiệp, chuyên gia trong ngành.

    Việc phát triển như vậy đôi khi làm họ uể oải trong bước đi và sinh ra những trạng thái tâm lý chán, dẫn đến bỏ bê, ko tạo ra được doanh thu đột biết và mãi ì ạch không phát triển được…
    Nhiều shop mở ra không trụ được còn thoái vốn và chuyển ngành khác dẫn đến thua lỗ mà không được ổn định như kế hoạch đề ra
  • Jp: Ở Nhật mà bị rơi vào tình trạng phá sản, thoái vốn thì đó là 1 bi kịch và nhiều khi ảnh hưởng đến cả gia đình.
  • Ad: Đó chỉ là 1 phần từ người làm, 1 phần khác ở môi trường đào tạo có kể ở trên và phần nhỏ khác ở phía khách hàng. Ý ko đổi lỗi cho khách hàng nhưng đó cũng được kể ra như vậy
    Người bán hàng ở VN thường ít có thói quen văn hóa như ở Nhật là: XIN LỖI – CẢM ƠN, cũng thiếu cách cung kính đón tiếp như cúi đầu, tươi cưới khi gặp khách

    Còn Khách hàng thì thường vội vàng, nhiều yêu cầu và dễ xung đột nếu cảm thấy mình bị thiệt…
     Ví dụ như:
       – Khách thường không có thói quen là tìm hiểu về cách căng vợt, loại dây, loại vợt nào phù hợp với chính mình để đạt được cái mong muốn là phù hợp và tốt nhất, -Khách dễ tính hơn nhưng cũng là điểm làm cho cả người bán và khách thiếu đi những hiểu biết để đưa ra quyết định phù hợp
      – Cũng có 1 số ít Khách có thói quen vội vàng và không có tính kiên nhẫn khi ngồi đợi đến lượt căng vợt, ai cũng muốn làm nhanh mà phải tốt, lại đòi thêm khuyến mại như quấn cán, dính đầu vợt
      – Khách đưa ra nhiều yêu cầu thì đã đành, có thể là do chất lượng căng vợt chưa đảm bảo cũng có thể là do cây vợt, sợi cước đó không phù hợp với cách đánh của họ, hoặc là thói quen chơi bị sai dẫn đến việc phát huy tính năng sản phẩm ko được như yêu cầu…
      – Dễ xung đột nếu cảm thấy mình bị thiệt là khi mới căng vợt xong đã bị đứt dây, căng vợt xong đánh tạch cầu bị gãy cũng dễ đổ lỗi cho sản phẩm hoặc người căng, đánh đập nhiều mà bị xô cước, nhanh đứt cũng là do lỗi của người căng mà không phải là do khả năng cây vợt chịu đc thấp hoặc thời gian sử dụng nhiều, cường độ cao thì sẽ bị đứt… vì không chấp nhận các nguyên lý đó nên nghĩ mình bị thiệt thòi là vậy
  • Jp: Bạn kể ra cũng nhiều chi tiết mà thường ở trong ngành lâu thì sẽ hiểu, mình cũng hiểu điều này, nhưng vì khách hàng là Thượng Đế nên chúng ta vẫn sẽ khắc phục và làm hài lòng bằng chất lượng dịch vụ thôi
  • Ad: Để hài lòng về chất lượng dịch vụ thì người bán cần thay đổi nhiều thói quen của mình, nếu họ ko chịu học hỏi, giao lưu và thay đổi những bản tính cố hữu thì khó có thể phát triển được thương hiệu, shop, cửa hàng của mình..
  • Jp: Có 1 chuyên gia từng nói:
    “Stringing is a lonely job, but each strung piece is like your own art piece.”
        ( xem nhật ký câu nói liên quan : https://goo.gl/qZTZaL )

     Nếu ai cảm thấy yêu thích nó thì sẽ làm được thôi đúng không bạn, cũng như bạn đang ngồi trò chuyện với mình qua mạng vậy, đâu có rằng buộc nào bắt bạn phải chia sẻ, chúng ta đều biết quý trọng thời gian nhưng vẫn dành cho nhau những chia sẻ, giao lưu và động viên, chỉ ra những điều yếu của mình để khắc phục và bước tiếp
  • Ad: Ở VN thì có câu này mà nhiều nghề khác nhau cũng hay nói, mình xin mượn để chia sẻ trong nghề này để bạn hiểu mình cũng có 1 tình yêu như bạn:
    “Căng vợt là một môn nghệ thuật – Người căng vợt là một nghệ sĩ”
        ( xem nhật ký câu nói liên quan : https://goo.gl/RX5BhB )

    Mình cảm ơn bạn vì đã ở đây lắng nghe những chia sẻ của mình, có điều kiện xin mời bạn qua shop mình chơi nhé
  • Jp: Chúng ta sẽ dành chọn cho nhau khi thực sự muốn học hỏi và giao lưu thôi
  • Ad: Câu truyện hôm nay hay quá, mình xin phép được copy và chia sẻ lại trên mục: ” Nhật Ký Bán Hàng Thể Thao: https://goo.gl/RX5BhB nhé!
  • Jp: Rất vui vì đã được là 1 nhân vật trong câu chuyện của bạn, hi vọng bạn sẽ có thêm những người bạn mới và nhiều câu truyện hấp dẫn!
  • Ad: Cảm ơn bạn, Chúc bạn luôn an vui với những gì mình có. Hẹn gặp lại!
 Cùng trao đổi thêm trên facebook:

...