PHÁT TRIỂN QUẢ CẦU LÔNG LÀ THƯƠNG HIỆU MỚI NHƯ NÀO?
PHÁT TRIỂN QUẢ CẦU LÔNG
LÀ THƯƠNG HIỆU MỚI NHƯ NÀO?
Dòng sản phẩm Quả Cầu Lông mới ra, để phát triển được thị phần cho nó em có đề xuất là không đi theo bài cũ mà chỉ học tập cách làm và phát triển thêm
__<>__
Bài cũ ở đây là gì?
Thường 1 sản phẩm cầu mới ra, ta có thể điểm lại vài bước như sau:
- – Họ xác định thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng đích ( địa bàn và người chơi )
- – Thông kê và lập danh sách các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ( có các đại lý, cửa hàng thể thao, sân cầu lông, đối thủ, người chơi ) xem họ là ai, đang dùng sản phẩm gì là chủ yếu và sẽ tiếp cận họ như thế nào
- – Nguồn nguyên liệu và khâu sản xuất ( thường thì người ta có 2 cái này trước rồi họ mới đi tiếp tới kế hoạch phát triển, chính vì thế mà hay đi vào đường mòn của những người đi trước )
- – Đó là họ chỉ thống kê được một vài số liệu nhất định, sau đó đi vào sản xuất và đem ra thị trường bán
- – Sau đó tạo 1 vài sự kiện như là tổ chức giải, tài trợ, khuyến mại…gặp thời thì lên
__<>__
Bài mới ở đây là gì?
1. Sản phẩm cầu lông ở môi trường VN thường bị ảnh hưởng do thời tiết, khí hậu. Mọi người cứ để ý mà xem vào mùa hanh khô, mùa đông là cầu đánh hay gãy cánh, e bán hàng nên e biết, khách kêu nhiều lắm, nhưng chỉ biết là ghi nhận và đổi cho khách chứ không thể cách sản xuất và thay đổi đc.
Vậy thì dựa vào yếu tố đó, sản phẩm mới ra có thể làm được gì?
Chắc cũng không thay đổi được mấy vì vào mùa này thì chỉ có loại cầu tốt hẳn và người chơi quen đã hiểu bản chất mới có thể khắc phục tốt đc… Nhưng chúng ta vẫn có thể tư duy để tìm ra giải pháp, các giải pháp thì các đơn vị sản xuất họ đều có nhưng có thể giá trị tăng lên họ ko làm đc chăng )
2. Giá trị sản phẩm – lợi nhuận người bán hàng
Các nhà sản xuất thường tính bài toán đến trực tiếp người tiêu dùng mà bỏ qua khâu lợi nhuận của người bán hàng. Chính vì thế có những dòng sản phẩm phát triển rất lẹt đẹt.
Lợi nhuận cho shop thể thao thường rất thấp và có nguy cơ phá giá rất cao, vì thế mà những shop thể thao họ thường kêu là bán quả cầu lông, căng cước không có lãi.
Nếu như nhà sản xuất bình ổn được thị trường nghĩa là đảm bảo ổn định giá bán không bị phá giá bằng cách nào đó…để cho shop đảm bảo được nguồn ổn định, giá ổn định. Nếu có bài toán phân khu vực thì cũng kiêm soát tốt, ko tạo ra áp lực ép hàng để lấy giá sỉ tốt vì như thế sẽ gây ra gom hàng và phá giá là điều tất yếu
3. Lỗi mòn cũ là người ta chỉ nhăm nhăm sản xuất hộp 10 quả, 12 quả mà quên rằng nhóm người tiêu dùng mình là ai, họ cần mua như nào?
Mình bán hàng đôi khi bóc 1 quả cầu lông ra bán lẻ 15k, khách cứ kêu đắt, mà ko bán 15k thì đến khi bán hết 1 hộp cầu thì chắc lại bị lỗ vì thời gian, hoặc lôi ra đặt vào bị hỏng quả cầu khác… chẳng đc lãi
Nếu xác định được nhóm khách hàng là người tiêu dùng bình dân, sản xuất ra loại cầu rẻ hơn để có thể dễ vào thị trường thì cũng nên tính bài toán sản xuất hộp cầu nhỏ như là 2 quả, 5 quả với giá 20k, 50k, 70k chắc chắn sẽ bán được dễ hơn
Shop mình bán hàng cũng hay tặng kèm khách quấn cán, cước, nếu có hộp cầu 2 quả thì tặng lại càng dễ…
Như ông đại Yonex sản xuất hộp cầu có 5 quả, vì cầu họ đắt nên ko sản xuất loại 10 quả đc, vì 10 quả thì khách hàng chi trả 1 lần cảm thấy cao mặc dù đằng nào cũng phải mua, để bán được hàng, ông đại Yonex vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất nhưng giá 1 lần mua vừa phải thì khách hàng họ vẫn chấp nhận được…vì thế mà dòng đó vẫn có người tiêu thụ ở 1 thị trường khó tính như Hà Nội.
- 4.
- 5.
- 6.
- ….v.v
Chắc sẽ có còn nhiều cao thủ nhưng mọi người lại không hay chia sẻ, Hi vọng nhận được nhiều chia sẻ góp ý từ mọi người đi trước để cho thêm nhiều góc nhìn về quả cầu và cách phát triển hay đổi mới để tạo lợi ích WIN WIN
WIN – WIN là khách hàng và người cung cấp đều hài lòng!
Bài viết ngày 4/4/2018
Bình luận