TỐC ĐỘ CĂNG VỢT Ở TRÊN MÁY ĐIỆN TỬ – Kỹ Năng Căng Vợt
TỐC ĐỘ CĂNG VỢT Ở TRÊN MÁY ĐIỆN TỬ – Kỹ Năng Căng Vợt
Nhật ký chia sẻ kinh nghiệm ngày 7/11/2019 [kkstarratings]
Bài viết về tốc độ căng ở trên máy điện tử, theo chia sẻ của 1 chuyên gia căng vợt, họ cho rằng với một người căng vợt cho ra sản phẩm tốt không phụ thuộc vào tốc độ kéo của máy.
Chúng ta quan sát ở máy căng có 3 tốc độ là chậm, trung bình, nhanh
Có nhiều người nghĩ rằng, nếu mình để tốc độ nhanh thì sẽ ảnh hưởng tới độ dãn nở của sợi dây cước và làm cho dây cước không tốt. Thực tế thì khi thiết kế máy, nhà sản xuất đã cân nhắc và đưa ra các lựa chọn kèm theo kiểm nghiệm của họ, việc để 3 tốc độ không ảnh hưởng tới chất lượng của sợi dây.
Nhưng việc ảnh hưởng tới sợi dây là ở tốc độ làm việc của người căng vợt.
Xin liệt kê ra các trường hợp sẽ làm ảnh hưởng tới sợi dây như sau:
- 1. Thời gian kéo trung bình của 1 cây vợt không để quá lâu, đặc biệt là thời gian của kéo dây ngang và kéo dây dọc phải bằng nhau, tránh trường hợp đang kéo dây dọc, nghỉ 1 lúc rồi mới kéo dây ngang, sẽ tạo ra áp lực trênh lệch trên cây vợt.
- 2. Tốc độ kéo dây chuyển tiếp quá nhanh tạo ra cháy dây đó là việc khi mình căng xong 1 dây, mình kéo dây để căng dây tiếp theo, có thể người căng vợt kéo với tốc độ quá nhanh tạo ra việc sờn dây cước hoặc cháy dây, điều này rất vi tế khó thấy, nhưng xét kỹ ở góc độ tiết diện sợi dây nhỏ thì rõ ràng đã ảnh hưởng.
- 3. Vật chất của dây cũng liên quan đến tốc độ kéo
Về dây có 3 loại vật chất là sợi đàn hồi, sợi poly, sợi rù với sợi Poly thì ít ảnh hưởng hơn 2 sợi còn lại, nhất là sợi rù như dòng ashaway thì tốc độ kéo quá nhanh sẽ tạo cháy dây và sờn dây là trông thấy… - Anh Dao Xuan Khanh bổ sung thêm: Điều quan trọng nữa là giữ nguyên tốc độ cho đến khi căng hoàn thành một cây vợt
Trên đây là 1 vài điều chia sẻ, anh em có thể đóng góp thêm cho công việc căng dây đạt hiệu quả cao. Xin cảm ơn!
Bình luận