Tổng hợp 100 trò chơi dân gian Việt Nam

Trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Trải qua các thời kỳ, các thế hệ người Việt luôn cố gắng gìn giữ phong tục tập quán, văn hóa cũng như lối sống. Đặc biệt trong đó là các trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi người Việt Nam chúng ta dù ở tầng lớp nào đi chăng nữa.

Tổng hợp 100 trò chơi dân gian Việt Nam

Blogyeutre.com tổng hợp 100 trò chơi dân gian Việt Nam chắc chắn đã hiện hữu trong tuổi thơ của bạn.

Đây là Phần 1 của bài viết tổng hợp 100 trò chơi dân gian VN

Tóm tắt nội dung:

  • Ô ăn quan
  • Tổ tôm
  • Ờ lúa ngô
  • Cờ hùm tôm
  • Tứ sắc
  • Cờ tu hú
  • Đánh tam cúc
  • Thả diều
  • Đánh quay
  • Chơi chuyền
  • Mèo đuổi chuột
  • Rồng rắn lên mây
  • Cờ người
  • Pháo đất
  • Thổi cơm thi
  • Chọi gà
  • Đua thuyền
  • Thìa là thìa lẩy
  • Cá sáu lên bờ
  • Nu na nu nống
  • Thả Địa ba ba
  • Tập Tầm vông
  • Ném còn
  • Roi đánh múa mộc
  • Chơi đu
  • Kéo đồng
  • Đập niêu
  • Đấu vật
  • Bịt mắt bắt dê
  • Kéo cưa lừa xẻ
  • Vuốt hạt nổ
  • Cắp cua bỏ giỏ
  • Đánh bung
  • Đánh Chát
  • Chi chi chanh chanh
  • Gianh rải
  • Cướp cầu
  • Phụ đồng ếch
  • Ném vòng cổ vịt
  • Chọi trâu
  • Đánh phết
  • Lò cò
  • Đúc nậm đúc Nị
  • Nhảy bao bố
  • Lộn cầu vồng
  • Nhảy ngựa
  • Nhảy dây
  • Bầu cua cá cọp
  • Đá cầu
  • Đi cà kheo
  • Trốn tìm
  • Xia cá mè
  • Dung dăng dung dẻ
  • Cướp cờ

1. Ô ăn quan.

Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, Việt Nam mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi

Trò chơi dân gian ô ăn quan

2. Tổ tôm

Tổ tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ “Tụ tam” nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam cúc. Do Tổ tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:

Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều

Cũng có tài liệu cho rằng Tổ tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản(mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có tám người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyềncũng là những hình ảnh rất Nhật[1].[2] Tuy nhiên đó chỉ là dựa trên hình vẽ trên lá bài, vì trong văn tịch không thấy nhắc đến nguồn gốc Nhật Bản.

 

3. Cờ lúa ngô

Là một trò chơi dân gian với luật chơi vô cùng đơn giản, tuy nhiên ở những cấp độ cao hơn, những người chơi muốn đấu trí với nhau nhiều hơn có thể giới hạn thời gian suy nghĩ từ 3 đến 5 giây phải thực hiện nước đi của mình. Thời gian càng ngắn càng thể hiện tư duy nhanh và nhạy bén của người chơi cờ lúa ngô xuất sắc

4. Cờ hùm tôm

Một bàn cờ 8×8 (64 ô), có 2 đường chéo cắt nhau giữa bàn cờ. Một quân đặc biệt (hay Tôm:được phân biệt bằng một quân lớn hơn) và 6 quân khác (hay Hùm: được phân biệt bằng 8 quân nhỏ).

Cách chơi

Quân Hùm:(đi dọc ngang một ô) sẽ phải bao vây quân Tôm 4 hướng như trong cờ vây. Trái lại, quân Tôm (đi dọc ngang thoải mái nhưng đi chéo phải đi theo đường kẻ cắt nhau giữa bàn cờ) phải chạy để thoát khỏi những cú bâo vây của quân Hùm. Tuy nhiên, quân Tôm được ăn quân Hùm trong tình huống: Quân Tôm đứng cách một quân của đối thủ thì được ăn cách như pháo trong cờ tướng. Quân Tôm sẽ thắng khi trong bàn cờ chỉ còn 3 quân Hùm. Quân Hùm sẽ thắng khi bao vây 4 hướng được quân Tôm.

5. Tứ sắc

Tứ Sắc là tên một trò chơi truyền thống bài lá phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây chính là một dạng khác của bộ bài tam cúc. Tứ Sắc thích hợp với số lượng người chơi là 4 người, tuy nhiên 2 hay 3 người đều chơi được.

Lá bài Tứ Sắc làm bằng bìa, hình chữ nhật. Bộ bài có 7 đạo quân (Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và Tốt) mỗi đạo quân có 16 lá chia đều ra 4 màu xanh, vàng, trắng, đỏ do vậy có tên là “tứ sắc”. Tuy nhiên, trên mặt quan bài chỉ viết chữ chứ không minh họa hình ảnh giống như bài Tam cúc và bài Tổ tôm, đồng thời kích thước cũng nhỏ và ngắn hơn. Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác màu nhưng có giá trị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên. Mỗi màu có 28 lá và cả bộ bài có 112 lá.

6. Kéo co

Kéo co là một  trò chơi dân gian tập thể, đã tồn tại qua rất nhiều năm tháng không chỉ ở Việt Nam mà còn có mặt tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Cho đến ngày nay, trò chơi kéo co vẫn được coi là một trò chơi tập thể , một trong những môn thể thao phổ biến, có mặt từ trong các trường học từ hệ mầm non, tiểu học, trung học đến đại học, đến các sân chơi thể thao quần chúng như trong các buổi ngoại khóa, team building của cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể, và kể cả các sân chơi chuyên nghiệp như hội thi làng, hội thi quận

7. Nhảy dây

Nhảy dây là một môn giải trí và là trò chơi dân gian trong lễ hội, trong đó một sợi dây thừng được sử dụng đung đưa để dây đi dưới chân và qua đầu của người nhảy. Điều này có thể bao gồm một người chơi tự chuyển và nhảy dây, hoặc ít nhất là ba người tham gia lần lượt, hai người nắm dây hai đầu và quay dây, trong khi một người nhảy ở giữa dây.

Nhảy dây lúc đầu được biết đến như một trò chơi của trẻ em, dần dần đã phát triển thành một môn thể thao đua tài.

8. Nhảy lò cò

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian trẻ em, được cho là đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh hoạ trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện người mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.

Thường thấy trẻ em thả chân nhảy cò cò trên khoảnh sân gạch, đất, cát nhám hay vỉa hè lấp xấp. Dùng viên phấn, cục than hay đầu cây nhọn ấn tới hằn rõ những đường kẻ thẳng giao nhau tạo các ô vuông, ra sơ đồ đường, mức đi cò cò. Các ô vẽ rộng vừa đủ sức người chơi lấy đà bật một lần có thể nhảy qua ô khác.

Trò chơi nhảy lò cò (cò cò)

Đang cập nhật tiếp…

Blogyeutre.com

...