Tổng Hợp Kinh Nghiệm và Các câu hỏi thường gặp về căng cước vợt cầu lông!

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ CƯỚC CẦU LÔNG, CĂNG VỢT, CHỌN CƯỚC…

Câu hỏi: 

  • 1 – Các loại vợt căng cước như thế nào?
  • 2 – Lối đánh cầu như thế nào thì nên căng cước như thế nào?
  • 3 – Sơ bộ về một số loại cước thường được sử dụng và 1 số loại có tính năng đặc biệt?
  • 4 – 1 vài cách căng dây cước cầu lông cơ bản?
  • 5 – Chú ý khi căng cước (một số lưu ý về cách sử dụng và cách kiểm tra vợt sau khi nhận vợt từ người căng)
  • 6 – Những yếu tố ảnh hưởng đến độ căng của cước (gen vợt, cách đánh cầu, thời tiết, sân thi đấu, cách nhặt cầu)
  • 7 – Chia sẻ bản thân (một vài kinh nghiệm bản thân khi căng cước, địa chỉ căng cước ở hà nội,……………..”bổ sung dần”)

Năm 2014. Nguồn: Loicauchuc

Ngày rảnh em sẽ bắt đầu với lần lượt các câu hỏi! 
___

Câu 1: Các loại vợt căng cước như thế nào ? 
– Tạm thời chia vợt ra thành các nhóm như sau: 

  • a – Chia theo lỗi chơi 
    • + vợt công: mặt vợt đa số là tròn
    • + vợt thủ : mặt vợt đa số là hơi bầu một chút 
  • b – Chia theo chỉ tiêu của của nhà sản suất 
    • + vợt thân cứng / mềm
    • + vợt có đầu vợt nặng / nhẹ / cân bằng

Thường thì vợt công sẽ đi kèm với thân cứng 1 chút, vợt thủ thường mềm hơn tương ứng với 2 lối chơi là tấn công và phòng thủ trong! với những người có lối chơi chậm chắc thì thường chọn vợt cân bằng để có thể ổn định đường cầu!

==> Từ những kết luận trên em tạm tổng kết về căng vợt như sau: 

  • – Vợt công/ cứng: nên căng cước cao một chút để tận dụng tối đa lực tay với các bác có cổ tay khỏe!
    => Căng vợt từ 10,5kg đến 11kg cho căng 2 nút và 10,5kg trở lên cho căng 4 nút
  • – Vợt thủ / mềm: nên căng cước thấp hơn bình thường 1 chút!
    => Căng vợt tầm 9,5kg đến 10,5kg cho cả 2 nút và 4 nút! 
  • Khuyến cáo nên căng tầm 10kg vì bác nào cũng máu sát nhau bằng quả đập!
    nếu căng 9,5 kg sẽ đập mất rất nhiều lực!
  • – Vợt cân bằng: sẽ nói đến trong phần cách đánh 

___
Câu 2: Lối đánh cầu như thế nào thì nên căng cước như thế nào ?
a, Lối đánh cầu em tạm chia như sau: 

  • – Nặng về công (sát thát )
  • – Nằng về thủ – nói là thủ nhưng là nói đến những người có lối đánh kỹ thuật, thích cài cầu, tỉa cầu
  • – Đánh đơn (cái này ảo nhất vì em đánh gà)

b, Căng cước: 

  • – Nặng về công: căng 10,5 kg trở lên cho 2 nút và 4 nút! tận dụng tối đa lực của cổ tay và cánh tay 
  • – Đánh kỹ thuật: căng 9,5 kg trở lên! nên căng 10 – 10,5 vì đánh sẽ có cảm giác cổ tay hơn! 9,5 hợp với nữ đánh cài cầu! 
  • – Đánh đơn: theo em cái này tùy tay mỗi người! ý kiến riêng là cân 4 nút! 10,5 kg cho ngang và 10,7kg cho dọc.

___

Câu 3 – Sơ bộ về 1 số loại cước thường sử dụng ở việt nam
(do chỉ dùng cước yonex chưa bao giờ dùng các loại cước khác nên không dám phát biểu liều ạ)

  • 1. Cước BG 65:
    – Đây là loại cước bền nhất! được sử dụng nhiều nhất vì p/p – giá thành / chất lượng tốt nhất!

    • + Ưu: cước mềm, dày! được xếp vào dạng bền trong dòng cước yonex!
    • + Nhược: lâu đứt nên nhiều khi trùng quá sẽ bị sô cước! ức muốn cắt mà lại sót (với sinh viên nghèo);
      • Đập cầu không nổ bằng BG 65 Ti
  • 2. Cước BG 65 Ti:
    – Giống BG 65 nhưng được phủ thêm 1 lớp titanium mỏng nên đập cầu sẽ nổ hơn! cước sẽ cứng hơn nên cầu sẽ đi nhanh hơn! TUY NHIÊN vẫn được xếp vào loại cước bền do lõi bên trong vẫn là BG65!

    • + Ưu: giá thành hợp lý với nhưng người đánh cầu đam mê vì đập nổ và đi! cước bền hơn khá nhiều so với các loại cước khác! Đập cầu nổ và di hơn so với bg 65!
    • + Nhược: cũng khó đứt như bg 65! với các bác đánh sân thảm có lẽ dòng cước này bền cũng chỉ muốn chóng đứt cước để cắt! tuy nhiên nếu ai đánh cầu với lối đánh cắt cầu! chém cầu thì cước cũng sớm ra đi thôi ạ
  • 3. Cước Nanogy 95:
    – Đây là cước bền nhất trong dòng cước của yonex! hơn tất cả các cước khác trong dòng yy luôn!

    • + Ưu: đập cầu nổ, độ bền cao, căng cước đánh cảm giác tốt, cho cảm giác mặt vợt tốt!
    • + Nhược : chưa tìm ra vì nó được đánh giá tốt nhất trong các loại cước,
      • Thua về độ nẩy so với – ông vua cước Bg66 và 66 ultimate và kém 1 điểm so với bg 98
  • 4. Cước BG 66:
    Cước mỏng, đập uy lực nhất, loại này các vận động viên đánh giải mà có tài trợ mới dùng vì cước này nhỏ, rất dễ đứt.

    • Ưu: Đập cầu nổ, cảm giác tốt, cầu đi uy lực
    • Nhược: Nhanh đứt, đắt tầm 130k thì phải! đắt hơn 65ti tầm 50k
  • 5. Cước BG66 Ultimax:
    – Cước này của anh Taufik, giống 66 nhưng thêm titan hay gì đó, đập nổ + vang hơn và cũng nhanh đứt hơn.
  • 6. Các loại cước khác tham khảo tại: DÂY CƯỚC CẦU LÔNG

___

Câu 4  1 vài cách căng cước cơ bản 

Thực ra thì có rất nhiều cách căng và đan vợt, Nhưng hiện tại ở nhà em, em đang căng theo 2 phương pháp sau ( nha em đang dùng máy căng điện tử BE 300 của Fleet)

+) CĂNG 4 NÚT CHỐT 2 NÚT
( đây là bí quyết, bác nào muốn biết có thể alo em bật bí: Mr Sang 0973288765 )

+) CĂNG 4 Nút CHỐT 4 NÚT
( cái này đã có 1 bài NOTE em chia sẻ rất rõ rồi, viết lại hơi dài – các bác xem ở Note của em nhé )

+ Ngoài ra còn nhiều cách căng khác, như căng 2 nút chốt 2 nút và kiểu đan truyền thống như các bác từng gặp.

___

Câu 5 – Những chú ý khi căng cước
(Một số lưu ý về cách sử dụng và cách kiểm tra vợt sau khi nhận vợt từ người căng)

Thực ra cái này ko có lý thuyết, chỉ có kinh nghiệm qua năm tháng mà thành nên các bác tham khảo:

  • Trong quá trình nhận vợt để căng, chúng ta cần kiểm tra kỹ vợt xem vợt ở tình trạng nào, có bị nứt, gãy không.
  • Xem cây vợt đó sẽ căng được ở tầm bao nhiêu cân, đó có phải là cây vợt CHÍNH HÃNG, là vợt FAKE thì các bạn nên căng ở mức 9kg trở xuống
  • Xem Khách đánh mức cân đó có phù hợp ko, ví dụ cây vợt đó là vợt thủ thì ko nên căng cao, cây vợt là vợt công thì không nên căng quá thấp…

___

Câu 6 :- những yếu tố ảnh hưởng đến độ căng của cước
(Gen vợt, cách đánh cầu, thời tiết, sân thi đấu, cách nhặt cầu) 

  • + khi nhận vợt cũ cần kiểm tra gen vợt xem ở tình trạng như thế nào để thay gen mới cho khách 
  • + Vợt bẩn quá, ta có thể dùng cồn 90*c để làm mới 
  • + Xem đầu cây vợt có bị sước nhiều ko để biết được khách hàng là người cẩn thận hay người ham cầu trong khi đánh
  • + Hỏi xem cách họ đánh cầu như thế nào, ngoài trời hay trong nhà, cách nhặt cầu như thế nào …

Và 1 điều quan trong khi CĂNG CƯỚC đó là: 

  • + Trước khi căng cước cần kiểm tra lại máy căng, bảo quản dầu mỡ ở kẹp cước, phanh khóa…
    ( cái này cần được chia sẻ trực tiếp khi qua cửa hàng )

… Đang viết tiếp….

...