Vì Sao Căng Dây Cước Mới Xong, Khách Hàng Vẫn CHÊ (KÊU) Thiếu Cân, Không Thẳng Hàng?

LÝ DO VÌ SAO CĂNG VỢT XONG
DÂY CƯỚC
KHÔNG THẲNG HÀNG

Có một kiểu tâm lý quen thuộc của khách hàng cầu lông
mà người căng vợt thường bị CHÊ ngay lúc nhận vợt đó là gì?

    Càng căng vợt lâu năm thì bạn càng nhận được nhiều lời chê hơn khen vì sao? Vì dòng khách mới và cũ có thể giao động trong từng thời gian, nên dù bạn căng tốt nhưng người chơi chưa chắc biết điều đó. Nhưng với những khách hàng mới, sau khi tiếp nhận lại vợt vừa căng xong, họ sẽ phán xét rất chuẩn sau khi nhìn thấy những đặc điểm dưới đây:

  • – Dây cước ngang không thẳng hàng
  • – 2 dây ngang ngoài cùng ở trên bị trùng ( không căng)
  • – 2 dây dọc ở hai bên bị lệch không thẳng, hoặc có cảm giác bị thiếu cân
  • – Vợt bị méo về một bên (do căng 2 nút theo kiểu cổ điển)
  • – Tâm lý người căng không dứt khoát
  • – … còn nữa ( bạn có thể kể giúp)

Dưới đây là chi tiết vào cách khắc phục:

    Việc bạn căng có thể luôn đủ cân nhưng do trong quá trình căng chưa tỉ mỉ ở từng đường dây (thường căng xong dây nào chỉnh luôn dây đó) và việc sau khi căng bạn không xem lại đường căng nên việc chủ quan đó dẫn tới có 1 số dây bị chéo, võng, trùng…dẫn tới tâm lý khách hàng có liệt kê như ở trên.

Cách khắc phục là mình phải học cách tỉ mỉ,
khi nó vào thành thói quen thì lại rất nhanh.


1, Dây cước ngang không thẳng hàng:

     Bạn có thể nhìn qua ở ảnh mình đăng, đây thường là lý do chính mà khách kêu.
Trong quá trình căng dây, người căng thường quên 1 động tác “vê dây cước” theo 1 đường để định hướng những dây ngang vồng theo 1 kiểu, nhưng thế thì dây sẽ không có cái nào vồng lên, vồng xuống…khi nhìn tổng quan sẽ không thấy ngổng ngang.

Còn 1 điều tác động đến nữa là khi NHẢ KẸP DÂY ra, bạn vô tình làm cho đường dây ngang hoặc dọc bị lệch đi, có thể động tác thả dây đã làm xô cước…

 

2, Hai dây ngang ngoài cùng ở trên bị trùng (không căng)

  – Khi nhận vợt, khách thường dùng tay kiểm tra các đường dây xem có cảm giác đủ đủ cân không, họ kiểm tra ở giữa vợt và ở các me phía ngoài.

  • – Yếu tố làm cho 2 dây ngang ở trên cùng bị thiếu cân đó là do người căng chốt dây không chuẩn, hoặc lúc chốt dây không tăng cân nên sau khi nhả chốt thì dây co dãn lại làm cho dây trên bị trùng lại.
  • Cũng có thể dây trên cùng không đưa kìm vào chốt được do đầu vợt nhỏ hoặc bị vướng khung máy căng.

   Cách khắc phục là bạn luôn nhớ phải tăng cân khi chốt, học lại cách thắt dây nếu cảm thấy đường chốt của mình chưa ổn. Với dây ngoài bị vướng thì bạn đan vồng ngược lại, dây chốt là dây thứ 2 từ trên xuống.

3, Hai dây dọc ở hai bên bị lệch không thẳng, hoặc có cảm giác bị thiếu cân

Cũng giống như ở mục 2, khách thường kiểm tra 2 dây dọc này nữa,

Cũng 1 phần do cách thắt nút và có thể do quên tăng cân ở dây cuối.

Cách khắc phục như ở mục 2

   *) Cách giải thích nếu bị rơi vào tình trạng này: Do các dây ở phía ngoài không có dây khác bị đè kế cận nên dây có cảm giác bị thiếu cân và có thể đưa đi đưa lại được như cảm giác họ đã thử, sau đó đưa thêm 1 vài cây vợt để khác để khách kiểm tra.

   Nhưng theo mình thì chúng ta vẫn luôn khắc phục bằng cách
mỗi người phải tự nâng cao kỹ năng căng vợt của mình mỗi ngày
và học hỏi thêm ở các đồng nghiệp trực tiếp hoặc trên youtube…
để tình trạng này không diễn ra.

  • – Với vợt cầu lông mình thường tăng cân 10% ở dây gần chốt và 15% ở dây chốt so với mức đề nghị.
  • – Với vợt tennis mình thường tăng từ 1kg ở dây gần cuối, 1.5kg ở dây chốt.

Lưu ý: Tùy vào từng vợt để chốt dây cho phù hợp với khả năng chịu đựng.

4, Vợt bị méo về một bên (do căng 2 nút theo kiểu cổ điển)

    Với những cây vợt cũ khả năng chịu cân kém, vợt carbon TQ, vợt Fake…thì việc méo về 1 bên do căng cao cân từ bên sang 1 bên theo kiểu 2 nút cổ điển ra rất dễ gặp.

   Người căng vợt cần để ý điều này khi nhận vợt, hoặc học cách căng từ giữa ra cho an toàn.

5, Tâm lý người căng không dứt khoát

    Có những khách hàng thường hỏi thăm dò xem người căng có căng đủ cân không. Kiểu như cây này vừa nãy căng bao cân?

    Mặc dù đã ghi lại thông tin rồi, có đầy đủ nhưng tâm lý khách thì luôn đa nghi nên họ hỏi lại, nếu tâm lý người căng vợt không vững tỏ ra ấp úng thì khách sẽ nghi ngờ và có thể có thái độ sau một vài hôm chơi.

   Vì vậy tâm lý của người căng vợt luôn phải vững vàng
để không ảnh hưởng tới tâm lý người đi căng dây.

 

Trên đây là 1 số kinh nghiệm chia sẻ theo góc độ cá nhân.
Căng vợt là 1 hoạt động của kỹ thuật thuộc về tay – mắt
mà dùng văn tự để viết ra thì cũng khó có đủ chữ nghĩa để diễn tả,
vậy ở một góc tư duy nào đó của người đồng nghiệp
xin mời bạn cùng góp ý để xây dựng và chia sẻ để bài viết được hoàn thiện hơn.

Trang Nguyên Sport | trangnguyensport.com | 0986023886
#kynangcangvot #hocbanhangthehthao #prostring

Một số bình luận chia sẻ của anh em đồng nghiệp:

...