Mẹo Vặt Nhà Nghề – Phần 2: Cách Phát Hiện & Khắc Phục Dây Cước Bị Trôi (tuột) Trên Máy Căng Vợt
Mẹo Vặt Nhà Nghề – Phần 2
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ KHẮC PHỤC DÂY CƯỚC BỊ TRÔI (TUỘT)
Ở phần 1, mình có chia sẻ về bảo quản máy căng vợt với dầu trắng để làm sạch máy căng và ko bị han ố thanh ray, kìm kẹp. Xem lại tại: MẸO VẶT NHÀ NGHỀ – PHẦN 1: BẢO QUẢN MÁY CĂNG VỢT VỚI DẦU TRẮNG (DẦU MÁY MAY)
Nhằm chia sẻ các tình trạng ảnh hưởng tới hiệu quả căng dây vợt, nên mình có chia sẻ thêm để anh em cùng tham khảo và góp ý xây dựng, giúp nhiều người đồng nghiệp ở xa được giao lưu học hỏi.
__<>__
Chúng ta đều biết, việc căng dây cước mà thiếu cân không chỉ đến từ yếu tố người căng dây, máy căng vợt mà nằm ở cả cái khả năng kiểm soát máy căng của mình.
- Nếu kỹ thuật căng dây của bạn kém bạn có thể học tập và rèn luyện trong nhiều thời gian thì cũng đạt hiệu quả
- Nếu máy căng cũ, có khả năng sai số nhưng bạn biết cách điều chỉnh thì vẫn cho ra kết quả tốt
- Nhưng, nếu bạn không hiểu chiếc máy căng dây cước của mình thì sẽ không duy trì được kết quả tốt mãi mãi.
Vì theo dòng thời gian, mọi thứ đều có thể hỏng đi nếu không được quan tâm, bảo dưỡng và thay thế.
Do vậy, sau nhiều tháng ngày căng dây, máy sẽ bị sai lệch đi thì chúng ta cần phải tự kiểm tra theo 1 định kỳ nào đó mình tự đặt ra.
Do vậy, sau nhiều tháng ngày căng dây, máy sẽ bị sai lệch đi thì chúng ta cần phải tự kiểm tra theo 1 định kỳ nào đó mình tự đặt ra.
- Nếu sai số thì ta chỉnh lại cho phù hợp
- Nếu 1 bộ phận nào đó hỏng nhẹ thì ta sửa chữa để dùng tạm
- Nếu 1 bộ phận nào đó hỏng nặng thì ta nên thay thế bằng mua mới
- Bạn muốn nâng cấp lên đời máy căng và thanh lý máy cũ đi thì bạn cũng cần nói rõ vấn đề cho người có nhu cầu mua chúng, để giúp họ biết cách khắc phục và đạt được hiệu suất tốt (với khả năng đầu tư hiện tại)
Thường những bộ phận cần phải kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế
như kìm cố định, chân giữ kìm cố định, má trong giữ cước ở bộ kéo.
Trong bài viết này mình chia sẻ về các yếu tố làm dây cước bị trôi (tuột) và cách khắc phục
nhưng cần nói dông dài chút để mọi người thấy việc đó là rất cần thiết.
Chúng ta sẽ thấy việc phát hiện và khắc phục dễ dàng hơn với những video dưới đây:
- Cách phát hiện và khắc phục dây cước bị trôi
– video 1: https://www.youtube.com/watch?v=X-ck2YCJ9RA theo chiều ngang
– video 2: https://www.youtube.com/watch?v=VMotlA2taMo theo chiều dọc
– video 3: https://www.youtube.com/watch?v=Gw3dHufCNWM sử dụng ‘kìm kẹp bắt đầu’ kiểm tra
- Cách phát hiện và khắc phục chân dữ kẹp cố định bị trượt
– video 1: https://www.youtube.com/watch?v=zMPG3FIdyqM máy điện tử
– video 2: https://www.youtube.com/watch?v=r4ANJb1Psqo máy cơ
– video 3: https://www.youtube.com/watch?v=ndMHSb6uxoA
- Cách thắt chặt dây cước bị trượt ở má giữ dây của bộ kéo
– video 1: https://www.youtube.com/watch?v=8uJ1AU8opvM - Cách làm sạch bằng dầu trắng
– video 1: https://www.youtube.com/watch?v=MRZmJXAo5yw
– video 2: https://www.youtube.com/watch?v=eDjAtOGIyK4
– video 3: https://www.youtube.com/watch?v=dnVyV4BlWws
Và bây giờ thì chung ta thử kiểm tra với máy căng nhà mình xem nào…!
CHÚC BẠN TUẦN MỚI LÀM VIỆC ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT
Trong sự hiểu biết chưa toàn diện, mong bạn bổ sung thêm ở nhiều góc nhìn và kinh nghiệm để mọi người cùng học hỏi và tự sửa (nếu có thể).
Xem và bình luận thêm trên facebook:
Bình luận